Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ

Để tuyến Yên Viên - Lào Cai sớm thông tàu sau lũ, hàng trăm công nhân đường sắt đã gác việc nhà, tập trung ra đường, ra ga khắc phục bất kể mưa, nắng...

Ngày 15/9, lúc 17h00, ga Trái Hút đón chuyến tàu hàng chở quặng thông qua an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên qua ga kể từ khi đường sắt Yên Viên - Lào Cai thông đường toàn tuyến vào sáng cùng ngày. Nhanh chóng, từ đó đến sáng nay (17/9) đã có hàng chục chuyến tàu hàng xuất phát: tàu chở apatit từ Xuân Giao về các nhà máy để phục vụ sản xuất; tàu liên vận quốc tế giải phóng hàng hóa khu vực Lào Cai sang Trung Quốc; tàu từ Hải Phòng, Yên Viên, Giáp Bát lên các ga dọc tuyến...

Ngày 15/9, lúc 17h00, ga Trái Hút đón chuyến tàu hàng chở quặng thông qua an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên qua ga kể từ khi đường sắt Yên Viên - Lào Cai thông đường toàn tuyến vào sáng cùng ngày. Nhanh chóng, từ đó đến sáng nay (17/9) đã có hàng chục chuyến tàu hàng xuất phát: tàu chở apatit từ Xuân Giao về các nhà máy để phục vụ sản xuất; tàu liên vận quốc tế giải phóng hàng hóa khu vực Lào Cai sang Trung Quốc; tàu từ Hải Phòng, Yên Viên, Giáp Bát lên các ga dọc tuyến...

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai có hàng trăm điểm bị ảnh hưởng, thiệt hại về hạ tầng, thông tin tín hiệu; hơn 800 gia đình CBCNV bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những ngày khó khăn vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT trong phòng chống cơn bão số 3 và khắc phục mưa lũ trên tuyến đường sắt với tinh thần chủ động, đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt, nhanh chóng nhưng phải an toàn mọi mặt, tổng công ty và các đơn vị đã bám đường, tập trung khắc phục để kịp thời thông đường.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai có hàng trăm điểm bị ảnh hưởng, thiệt hại về hạ tầng, thông tin tín hiệu; hơn 800 gia đình CBCNV bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những ngày khó khăn vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT trong phòng chống cơn bão số 3 và khắc phục mưa lũ trên tuyến đường sắt với tinh thần chủ động, đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt, nhanh chóng nhưng phải an toàn mọi mặt, tổng công ty và các đơn vị đã bám đường, tập trung khắc phục để kịp thời thông đường.

"Đặc biệt, hiện đang có gần 700 tấn hàng hóa cứu trợ theo tàu từ phía Nam ra, tuyến Yên Viên - Lào Cai càng phải thông đường sớm. Như vậy, thay vì tàu chỉ có thể dừng tại ga Giáp Bát, sẽ chạy lên thẳng các ga dọc tuyến, vận chuyển hàng kịp thời cứu trợ bà con”, ông Mạnh nhấn mạnh. Còn ông Tạ Trường Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Yên Lào thông tin, điểm tại Km162 (xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) bị mưa ngập trên 2m. Sau khi nước rút, bùn ngập che toàn bộ đường sắt 60cm, dài hơn 1km. Công ty đã huy động nhân lực tập trung khắc phục để khắc phục nhanh, thông đường toàn tuyến.

"Đặc biệt, hiện đang có gần 700 tấn hàng hóa cứu trợ theo tàu từ phía Nam ra, tuyến Yên Viên - Lào Cai càng phải thông đường sớm. Như vậy, thay vì tàu chỉ có thể dừng tại ga Giáp Bát, sẽ chạy lên thẳng các ga dọc tuyến, vận chuyển hàng kịp thời cứu trợ bà con”, ông Mạnh nhấn mạnh. Còn ông Tạ Trường Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Yên Lào thông tin, điểm tại Km162 (xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) bị mưa ngập trên 2m. Sau khi nước rút, bùn ngập che toàn bộ đường sắt 60cm, dài hơn 1km. Công ty đã huy động nhân lực tập trung khắc phục để khắc phục nhanh, thông đường toàn tuyến.

Ông Tạ Trường Long cho biết, trên chiều dài đường sắt từ Yên Bái lên Lào Cai dài gần 160km bị thiệt hại nặng, có 12 điểm ngập ray, 42 điểm sạt lở taluy dương, 8 điểm sạt lở taluy âm, 3 điểm trôi nền đường, một cầu bị xói tứ nón, một dây chuyền sản xuất đá bị vùi trong đất. Các điểm đã được khắc phục bước 1, trả đường. Ảnh: Bùn bám trên đường ray nhão nhoét, rất dễ lún, không thể dùng cơ giới, công nhân phải dùng xẻng xúc, gạt bùn để tránh ảnh hưởng đến ray, tà vẹt, phụ kiện, có thể cho tàu chạy qua được 5km/h.

Ông Tạ Trường Long cho biết, trên chiều dài đường sắt từ Yên Bái lên Lào Cai dài gần 160km bị thiệt hại nặng, có 12 điểm ngập ray, 42 điểm sạt lở taluy dương, 8 điểm sạt lở taluy âm, 3 điểm trôi nền đường, một cầu bị xói tứ nón, một dây chuyền sản xuất đá bị vùi trong đất. Các điểm đã được khắc phục bước 1, trả đường. Ảnh: Bùn bám trên đường ray nhão nhoét, rất dễ lún, không thể dùng cơ giới, công nhân phải dùng xẻng xúc, gạt bùn để tránh ảnh hưởng đến ray, tà vẹt, phụ kiện, có thể cho tàu chạy qua được 5km/h.

Ông Lê Minh Thái, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, khu vực Yên Bái ngập nặng, còn từ Văn Phú đến Lào Cai, khu gian nào cũng có điểm bị sự cố: sạt lở taluy âm, taluy dương, ngập, cây, cột thông tin đổ vào đường sắt… Đơn vị huy động tối đa lực lượng để khắc phục. Với tinh thần “4 tại chỗ”, sự cố ở đâu khắc phục luôn ở đó; nước rút đến đâu, khắc phục luôn đến đó. Có điều rất khó khăn vì toàn bộ đường bộ ngập, anh em không đi được, có điểm phải trèo đồi mới đến được vị trí cần khắc phục.

Ông Lê Minh Thái, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, khu vực Yên Bái ngập nặng, còn từ Văn Phú đến Lào Cai, khu gian nào cũng có điểm bị sự cố: sạt lở taluy âm, taluy dương, ngập, cây, cột thông tin đổ vào đường sắt… Đơn vị huy động tối đa lực lượng để khắc phục. Với tinh thần “4 tại chỗ”, sự cố ở đâu khắc phục luôn ở đó; nước rút đến đâu, khắc phục luôn đến đó. Có điều rất khó khăn vì toàn bộ đường bộ ngập, anh em không đi được, có điểm phải trèo đồi mới đến được vị trí cần khắc phục.

Chị Nguyễn Tố Quyên, nhân viên gác chắn Km 163+874 thuộc Cung đường Cổ Phúc tham gia khắc phục cho biết, đường ngang chị làm việc cách đây hơn 10km, nhưng từ 5h sáng chị đã có mặt để cùng mọi người làm. Chị đi trực lũ từ hôm bão đến giờ. Đường ngang chị làm việc chỉ có hai chị em, ngay từ khi có thông tin, hai chị đã đưa máy móc, sổ sách đi gửi nhà dân cách đó cả cây số, chạy lũ kịp thời, chứ sau đó nước dâng ngập toàn bộ nhà gác thì hỏng hết. “Nhà tôi ở trên cao nên may mắn không bị ngập, nhưng chồng tôi cũng làm đường sắt, đi cứu viện bị tôn cứa chân, phải đi viện. Bà con khổ quá, anh em đường sắt cũng thiệt hại nhiều. Tôi chỉ mong nhanh thông đường để tàu đưa hàng cứu trợ đến giúp bà con", chị Quyên nghẹn ngào.

Chị Nguyễn Tố Quyên, nhân viên gác chắn Km 163+874 thuộc Cung đường Cổ Phúc tham gia khắc phục cho biết, đường ngang chị làm việc cách đây hơn 10km, nhưng từ 5h sáng chị đã có mặt để cùng mọi người làm. Chị đi trực lũ từ hôm bão đến giờ. Đường ngang chị làm việc chỉ có hai chị em, ngay từ khi có thông tin, hai chị đã đưa máy móc, sổ sách đi gửi nhà dân cách đó cả cây số, chạy lũ kịp thời, chứ sau đó nước dâng ngập toàn bộ nhà gác thì hỏng hết. “Nhà tôi ở trên cao nên may mắn không bị ngập, nhưng chồng tôi cũng làm đường sắt, đi cứu viện bị tôn cứa chân, phải đi viện. Bà con khổ quá, anh em đường sắt cũng thiệt hại nhiều. Tôi chỉ mong nhanh thông đường để tàu đưa hàng cứu trợ đến giúp bà con", chị Quyên nghẹn ngào.

Tại ga Lâm Giang cũng xảy ra sạt lở. Trưởng ga Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ đã làm sạt núi, sập nhà dân khiến một nhân viên đang kiểm tra thiết bị vùi lấp. May vừa lúc có nhân viên tuần đường đi tới, hô hoán anh em ra gỡ, đưa đi cấp cứu kịp thời. Bản thân nhà anh Linh cũng bị ngập, hỏng nhiều đồ dùng, tài sản. Nhưng anh và anh em vẫn bám trụ, túc trực để ngay khi thông đường là tổ chức đón, tiễn tàu qua an toàn. Ảnh: Anh Linh chỉ chỗ bị sập nhà.

Tại ga Lâm Giang cũng xảy ra sạt lở. Trưởng ga Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ đã làm sạt núi, sập nhà dân khiến một nhân viên đang kiểm tra thiết bị vùi lấp. May vừa lúc có nhân viên tuần đường đi tới, hô hoán anh em ra gỡ, đưa đi cấp cứu kịp thời. Bản thân nhà anh Linh cũng bị ngập, hỏng nhiều đồ dùng, tài sản. Nhưng anh và anh em vẫn bám trụ, túc trực để ngay khi thông đường là tổ chức đón, tiễn tàu qua an toàn. Ảnh: Anh Linh chỉ chỗ bị sập nhà.

Anh Lê Ngọc Đại, công nhân trạm đầu máy Yên Bái (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) cho hay, mấy hôm nay anh vẫn đ cùng anh em khắc phục, dọn dẹp nhà xưởng, thiết bị để phục vụ chạy tàu ngay khi thông đường. Anh cho biết, nhà anh (thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái) giáp sông Hồng. Chiều tối 8/9, anh rời nhà tới trạm trực ca đêm. Lúc này, phía sau căn nhà giáp sông Hồng của anh, nước vẫn còn cách mặt sàn chừng 2m. Nhưng lúc đó, trạm huy động anh em “chạy lũ”, anh nhận nhiệm vụ bịt kín 4 bể nhiên liệu để bảo đảm an toàn. Trời khi đó hoàn toàn không có mưa, nhưng anh vẫn dặn vợ, nếu nước dâng thì cứ đi sơ tán, còn người còn của. “Xong nhiệm vụ khoảng 23h đêm. Lúc đó, mới dở điện thoại ra, thấy vợ nhắn nhà ngập hết rồi, mấy mẹ con đã sơ tán. Nóng ruột, tôi vội đi về, đến gần nhà thì nước đã ngập trắng, tôi đành để xe lại, bơi về nhà nơi vợ con đang ở nhờ”, anh Đại nhớ lại.

Anh Lê Ngọc Đại, công nhân trạm đầu máy Yên Bái (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) cho hay, mấy hôm nay anh vẫn đ cùng anh em khắc phục, dọn dẹp nhà xưởng, thiết bị để phục vụ chạy tàu ngay khi thông đường. Anh cho biết, nhà anh (thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái) giáp sông Hồng. Chiều tối 8/9, anh rời nhà tới trạm trực ca đêm. Lúc này, phía sau căn nhà giáp sông Hồng của anh, nước vẫn còn cách mặt sàn chừng 2m. Nhưng lúc đó, trạm huy động anh em “chạy lũ”, anh nhận nhiệm vụ bịt kín 4 bể nhiên liệu để bảo đảm an toàn. Trời khi đó hoàn toàn không có mưa, nhưng anh vẫn dặn vợ, nếu nước dâng thì cứ đi sơ tán, còn người còn của. “Xong nhiệm vụ khoảng 23h đêm. Lúc đó, mới dở điện thoại ra, thấy vợ nhắn nhà ngập hết rồi, mấy mẹ con đã sơ tán. Nóng ruột, tôi vội đi về, đến gần nhà thì nước đã ngập trắng, tôi đành để xe lại, bơi về nhà nơi vợ con đang ở nhờ”, anh Đại nhớ lại.

"Chưa năm nào ngập nặng đến thế này, tan hoang", chỉ toàn khu ga vẫn trắng xóa bùn khô dưới trưa nắng, ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Yên Lào cho biết, khu ga Yên Bái ngập nặng, cao gần 3m tính từ đỉnh ray. Toàn bộ đường ga rộng hàng trăm mét chìm trong biển nước. Trước đó, các đơn vị đầu máy, toa xe đã di dời về khu ga Văn Phú, còn lại các thiết bị, máy móc không thể di dời thì đưa lên tầng 2 nhà ga để tránh thiệt hại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiết bị bị ngập vì không thể tháo, sơ tán. Hơn nữa, cũng không thể ngờ nước ngập cao như vậy.

"Chưa năm nào ngập nặng đến thế này, tan hoang", chỉ toàn khu ga vẫn trắng xóa bùn khô dưới trưa nắng, ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Yên Lào cho biết, khu ga Yên Bái ngập nặng, cao gần 3m tính từ đỉnh ray. Toàn bộ đường ga rộng hàng trăm mét chìm trong biển nước. Trước đó, các đơn vị đầu máy, toa xe đã di dời về khu ga Văn Phú, còn lại các thiết bị, máy móc không thể di dời thì đưa lên tầng 2 nhà ga để tránh thiệt hại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiết bị bị ngập vì không thể tháo, sơ tán. Hơn nữa, cũng không thể ngờ nước ngập cao như vậy.

"Ngay khi nước rút, chỉ còn ngập khoảng 1,7-1,8m, chúng tôi huy động khoảng 30 anh em lội nước, lấy sào gạt rác, xác động vật trôi nổi trên sân ga vượt hàng rào sắt theo dòng chảy ra phía đường bộ vì khi nước rút thấp nữa, mắc lại hàng chục khối, sẽ khó thu dọn hơn. Nước rút còn khoảng 70-80cm, anh em lại dùng chân khoắng cho bùn loãng, lấy bàn cào tự chế bằng gỗ ván trôi nổi, người đẩy, người kéo, gạt tiếp bùn ra phía cổng cho nước cuốn đi. Vì thế, sau khi nước rút, đường ga sạch bùn rác nhanh, có thể cho tàu chạy", ông Tiến kể.

"Ngay khi nước rút, chỉ còn ngập khoảng 1,7-1,8m, chúng tôi huy động khoảng 30 anh em lội nước, lấy sào gạt rác, xác động vật trôi nổi trên sân ga vượt hàng rào sắt theo dòng chảy ra phía đường bộ vì khi nước rút thấp nữa, mắc lại hàng chục khối, sẽ khó thu dọn hơn. Nước rút còn khoảng 70-80cm, anh em lại dùng chân khoắng cho bùn loãng, lấy bàn cào tự chế bằng gỗ ván trôi nổi, người đẩy, người kéo, gạt tiếp bùn ra phía cổng cho nước cuốn đi. Vì thế, sau khi nước rút, đường ga sạch bùn rác nhanh, có thể cho tàu chạy", ông Tiến kể.

Tòa nhà cung thông tin tín hiệu ga Yên Bái chìm trong nước, hỏng máy móc, thiết bị, vật tư. Tranh thủ nắng ráo, anh em mang ra phơi.

Tòa nhà cung thông tin tín hiệu ga Yên Bái chìm trong nước, hỏng máy móc, thiết bị, vật tư. Tranh thủ nắng ráo, anh em mang ra phơi.

Các sổ sách phục vụ công việc cũng được mang ra phơi.

Các sổ sách phục vụ công việc cũng được mang ra phơi.

Dù đã thông tuyến, trả đường nhưng trước khi cho tàu chạy qua ga Yên Bái, vẫn phải kiểm tra các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường. Ảnh: Do ghi tự động ngâm nước lâu ngày, chưa thể khắc phục, công nhân phải quay ghi thủ công, kiểm tra ghi.

Dù đã thông tuyến, trả đường nhưng trước khi cho tàu chạy qua ga Yên Bái, vẫn phải kiểm tra các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường. Ảnh: Do ghi tự động ngâm nước lâu ngày, chưa thể khắc phục, công nhân phải quay ghi thủ công, kiểm tra ghi.

Trong phòng điều hành chạy tàu, đài khống chế để điều hành chạy tàu cũng chưa thể khắc phục, các bộ phận chuẩn bị để tổ chức chạy tàu thủ công bằng mệnh lệnh "giấy".

Trong phòng điều hành chạy tàu, đài khống chế để điều hành chạy tàu cũng chưa thể khắc phục, các bộ phận chuẩn bị để tổ chức chạy tàu thủ công bằng mệnh lệnh "giấy".

Các đơn vị đầu máy, toa xe cũng bị ngập đến nóc nhà xưởng.

Các đơn vị đầu máy, toa xe cũng bị ngập đến nóc nhà xưởng.

Các đơn vị huy động toàn bộ cán bộ, công nhân tập trung vệ sinh, thu dọn, chuẩn bị cho tổ chức vận tải, chạy tàu.

Các đơn vị huy động toàn bộ cán bộ, công nhân tập trung vệ sinh, thu dọn, chuẩn bị cho tổ chức vận tải, chạy tàu.

Tại các điểm sạt lở, các lực lượng khắc phục trên tinh thần "4 tại chỗ".

Tại các điểm sạt lở, các lực lượng khắc phục trên tinh thần "4 tại chỗ".

Tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, các đơn vị đã kiểm tra, đảm bảo hạ tầng, thiết bị phục vụ chạy tàu thông suốt. Ảnh: Ông Đặng Sỹ Mạnh trao quà động viên tổ gác chắn đường ngang cầu Hồ Kiều đã bám trụ, trực đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

Tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, các đơn vị đã kiểm tra, đảm bảo hạ tầng, thiết bị phục vụ chạy tàu thông suốt. Ảnh: Ông Đặng Sỹ Mạnh trao quà động viên tổ gác chắn đường ngang cầu Hồ Kiều đã bám trụ, trực đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

Tàu chở quặng qua ga Trái Hút.

Kỳ Nam

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/gac-viec-nha-lo-cho-duong-sat-som-thong-tau-sau-lu-192240917073724831.htm