Giá cà phê hôm nay 2/9: 3 yếu tố quan trọng tác động giá tháng 9/2024

Giá cà phê hôm nay 2/9 trong khoảng 121.200 - 122.000 đồng/kg. Các nhà rang xay châu Âu đang sốt sắng mua tích trữ cà phê để đề phòng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra trong quý đầu tiên năm 2025. Điều này giúp cà phê Robusta tăng mạnh gần ngàn USD trong tháng 8/2024.

Giá cà phê hôm nay 2/9: 3 yếu tố quan trọng tác động giá tháng 9/2024

Giá cà phê hôm nay 2/9: 3 yếu tố quan trọng tác động giá tháng 9/2024

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 121.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 122.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 121.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 122.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 121.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 121.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 121.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 121.900 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2024 tăng 47 USD/tấn, ở mức 4.948 USD/tấn, giao tháng 1/2025 tăng 37 USD/tấn, ở mức 4.729 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 3,55 cent/lb, ở mức 244,05 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb 3,1 cent/lb, ở mức 242,1 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 tăng 233 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm 3,25 cent/lb. Giá cà phê nội địa tăng trung bình 2.000 đồng/kg.

Tại thị trường trong nước, trái ngược với diễn biến tăng mạnh của hồ tiêu, giá cà phê giữ ổn định trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay. Nhiều tuần gần đây, dù cà phê 2 sàn liên tục tăng, nhất là Robusta tại London, nhưng cà phê trong nước điều chỉnh không đáng kể, thậm chí có giai đoạn còn giảm, trái ngược giá thế giới.

Nhận định về thị trường trong tháng 9/2024, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay có các tác động gồm: Thời tiết ở các vùng cà phê Brazil ngay thời điểm loại cây trồng này cần nước để trổ hoa; các nhà nhập khẩu tăng cường vét hàng để xuất sang EU trước khi quy định mới của liên minh này có hiệu lực từ đầu năm sau; Fed và nhiều ngân hàng xem xét hạ lãi suất.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực từ 31/12/2024. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được nhập khẩu vào thị trường EU.

Trong 7 nhóm mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU nếu quá trình sản xuất gây mất rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ EUDR vì chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu, khoảng hơn 1,1 tỷ USD.

Theo Ricardo Dos Santos, giám đốc cấp cao của nhà cung cấp cà phê Riccoffee (Anh), các nhà rang xay ở châu Âu đang sốt sắng mua tích trữ cà phê để đề phòng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra trong quý đầu tiên của năm 2025. Điều này giúp cà phê Robusta tăng mạnh gần ngàn USD trong tháng 8/2024.

Văn Thanh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2-9-3-yeu-to-quan-trong-tac-dong-gia-thang-9-2024.html