Giá dầu Trung Đông tăng vọt nhờ sức mua mạnh mẽ từ châu Á

Trong khi giá dầu toàn cầu sụt giảm, giá dầu Trung Đông lại tăng vọt do nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà máy lọc dầu từ Trung Quốc đến Nhật Bản.

Theo Bloomberg, chênh lệch giao ngay đối với dầu thô của Oman đã tăng lên hơn 2 đôla/thùng so với tiêu chuẩn dầu thô từ Dubai vào tuần trước, so với mức 60-70 cent vào tuần trước.

Bên cạnh đó, phí bảo hiểm cho dầu thô Murban của Abu Dhabi cũng tăng - rất hiếm khi chênh lệch giao ngay tăng hơn 10 đến 20 xu/thùng giữa các ngày và các giao dịch.

 Đảo ngược tình trạng giá dầu sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu, chi phí dầu ở Trung Đông đã tăng do nhu cầu tăng cao từ các nhà máy lọc dầu châu Á, ở các quốc gia bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Oilprice.

Đảo ngược tình trạng giá dầu sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu, chi phí dầu ở Trung Đông đã tăng do nhu cầu tăng cao từ các nhà máy lọc dầu châu Á, ở các quốc gia bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Oilprice.

Theo các thương nhân, giá dầu thô trong khu vực tăng vọt đều nhờ các nhà máy lọc dầu châu Á tăng nhập khẩu trong vài ngày qua, bao gồm công ty lọc hóa dầu Rongsheng (Trung Quốc), Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) và Nhật Bản và Thái Lan.

Năm 2022, Saudi Arabia là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của vùng Vịnh sang Trung Quốc, với gần 88 triệu tấn dầu thô.

Sản phẩm năng lượng của Vùng Vịnh không chỉ đắt khách ở châu Á, nhiều tập đoàn lớn ở châu Âu như tập đoàn năng lượng TotalEnergies (Pháp) và Shell cạnh tranh để đấu thầu hợp đồng.

Trong tháng này, gần 40 chuyến hàng của Oman và hai chuyến hàng Upper Zakum từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã được giao, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Theo công ty Kpler, xuất khẩu dầu diesel từ Kuwait sang châu Âu ở mức 59.000 thùng/ngày tính đến ngày 12-1, gần gấp 3 lần mức của cả tháng 1-2022 và cao hơn khoảng 900% so với tháng 1-2021.

Saudi Arabia cũng đang tăng cường năng lực sản xuất ở nhà máy lọc dầu Jazan. Dự kiến, cơ sở này sẽ sản xuất hơn 200.000 thùng dầu diesel mỗi ngày khi đạt công suất tối đa vào cuối năm nay. Nhà máy lọc dầu Duqm của Oman cũng dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2023.

Theo nhiều chuyên gia, Trung Đông khó có thể nhanh chóng giải “cơn khát” dầu của châu Âu. Các nhà phân tích cảnh báo, bất chấp nguồn cung từ Trung Đông gia tăng, châu Âu sẽ phải tìm đến các nhà cung cấp nhiên liệu khác như Mỹ và Ấn Độ để lấp đầy khoảng trống do Nga để lại. Nhập khẩu dầu diesel từ Trung Đông vào châu Âu đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái ở mức 500.000 thùng/ngày.

Theo các thương nhân, người mua phương Tây coi dầu thô giao ngay của Trung Đông là hợp lý do nhu cầu từ châu Á giảm, nơi nhiều nhà máy lọc dầu đang tiến hành công việc bảo dưỡng nhà máy theo kế hoạch theo mùa. Có vẻ như hiện tại, Trung Quốc đã hoàn toàn quay trở lại thị trường.

Ngày 24.6, các mặt hàng xăng dầu tiếp đà giảm. Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent, tiêu chuẩn giá cho nhiều mặt hàng dầu thô, giảm 0,4% xuống 73,85 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,5% xuống 69,16 USD/thùng.

Nhìn chung, trong tuần có 3 phiên giảm giá liên tục, khiến cả 2 loại dầu chuẩn đã giảm hơn 3,5%, ngược nỗ lực leo dốc của tuần trước.

Lê Na (Theo Oilprice)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/gia-dau-trung-dong-tang-vot-nho-suc-mua-manh-me-tu-chau-a-post253061.html