Giá trị bất ngờ của khúc gỗ mục vô tình được người nông dân tìm thấy dưới lòng sông khiến ai nấy đều kinh ngạc
Người nông dân không ngờ rằng khúc gỗ mục mà anh vô tình tìm thấy lại vô cùng quý hiếm, trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Người nông dân đi câu cá vô tình tìm được khúc gỗ mục
Một người nông dân tên Tiểu Lương ở huyện Tu Thủy, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã tình cờ tìm thấy cái cây khổng lồ trong lúc đi câu cá ở bờ sông gần nhà. Ban đầu, vì chỉ nhìn thấy một phần nhỏ lộ ra trên mặt nước nên Tiểu Lương cho rằng đó chỉ là một khúc gỗ mục. Tuy nhiên, khi đến gần và sờ vào, anh nhận thấy đây không phải là một cây gỗ bình thường.
Cây gỗ đen sì, bề mặt mịn và mướt như ngọc, cứng như đá. Dù ngâm mình trong nước nhưng thân cây này lại tỏa ra một mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Vì khúc gỗ quá lớn, Tiểu Lương chỉ có thể cắt ra một miếng gỗ nhỏ, bọc trong vải rồi đem về nhà.
Sau khi quan sát cẩn thận, anh chắc chắn rằng đây là một cây gỗ đặc biệt nên khoe với anh rể là Tiểu Song rằng mình mới đào trúng một thân cây kỳ lạ. Tò mò, họ tìm kiếm thông tin trên mạng và cho rằng khúc gỗ tìm được là gỗ âm trầm - giống gỗ được ngâm mình trong nước suối từ thời cổ đại, không bị mục hay sâu mọt và được mệnh danh là “Đông Phương Thần Mộc”.
Chuyện Tiểu Lương tìm được gốc cây khổng lồ có chiều dài hơn 20m, thân cây to 3 người lớn ôm không xuể nhanh chóng được lan truyền khắp làng.
Cảnh sát và các quan chức địa phương cũng đã đến tận nơi để điều tra vụ việc. Một nhóm chuyên gia cũng được cử tới để thực hiện công tác kiểm định.
Kết quả cho thấy thân khổng lồ mà Tiểu Lương tìm được chính xác là gỗ âm trầm. Các chuyên gia nhận định một thân cây lớn như thế này rất quý hiếm, ước tính có giá trị lên tới hàng trăm triệu NDT (tương đương hàng trăm tỷ đồng).
Nghe đến đây, Tiểu Lương không khỏi sững sờ. Anh lập tức muốn đem cây gỗ về nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia kiểm định đã ngăn anh nông dân này lại:
"Gỗ âm trầm rất quý giá và có giá trị nghiên cứu rất cao, tôi nghĩ anh nên giao lại kho báu này cho nhà nước sẽ an toàn hơn. Chính quyền không chỉ hoàn trả đầy đủ tất cả các chi phí mà anh đã bỏ ra mà còn trao thưởng tiền mặt và bằng khen.”
Sau một hồi suy nghĩ, Tiểu Lương cuối cùng cũng đồng ý với đề nghị của chuyên gia.
Gỗ âm trầm là gì?
Gỗ âm trầm hay còn được gọi là gỗ cổ trầm, là giống gỗ đã được ngâm mình trong nước suốt từ thời cổ đại, và được biết đến như là "Đông Phương Thần Mộc" .Vào thời điểm 2 ngàn đến 10 ngàn năm trước đây, do sự biến đổi của thiên nhiên như sạt lở, lũ quét, động đất…những khu rừng nguyên thủy của gỗ âm trầm bị chôn vùi dưới lòng đất, lòng sông hồ, dưới đáy biển và từ đó tuyệt chủng.
Theo thời gian những phần cây bị chôn vùi dưới điều kiện thiếu oxy, chúng thay đổi các tính chất vật lý ban đầu. Một số bị phân hủy trong nước, một số theo dòng chạy tự nhiên thì kết lại thành những trầm tích. Những trầm tích này ngày càng trở nên cứng hơn, to hơn và kết chặt hơn thành các khối lớn.
Theo các thử nghiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học, gỗ âm trầm đã được chôn dưới lòng đất có độ tuổi từ 3.000 đến 12.000 năm, một số thậm chí hàng chục ngàn năm; đáng chú ý hơn là gỗ hầu như không biến dạng, trọng lượng nặng, rất đầm thịt, và không bị xâm phạm bởi các loài côn trùng gây hại. Đó là lý do mà gỗ có giá trị sưu tầm lâu bền.
Tùy theo môi trường và cách hình thành thì gỗ âm trầm có những màu sắc khác nhau như nâu, xám, tím, đen, ánh xanh đen…Sau một thời gian dài, gỗ âm trầm bị carbon hóa và trở thành màu sậm đen như than. Cùng với sự thâm nhập của các loại khoáng chất khác và sự ngâm mình trong nước cả vạn năm, gỗ âm trầm được coi là "tinh hoa của trời và đất". Khi khai thác gỗ chủ yếu lấy phần dưới nên gỗ rất đầm và chắc thịt, nặng, thớ gỗ mịn gần như không có tôm gỗ và xơ gỗ, rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần.
Trong thời cổ đại, các quan chức và văn nhân đều coi gỗ âm trầm như một món đồ nội thất "di sản" và các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc từ gỗ âm trầm có giá trị vô cùng lớn. Đặc biệt là trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia và dùng làm quan tài cho vua chúa. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.