Giá vàng hôm nay ngày 30/7: Vàng SJC tăng 100 nghìn đồng
Đà tăng của vàng trong nước chững lại, vàng SJC sáng nay vẫn tăng thêm 100 nghìn đồng.
Giá vàng hôm nay ngày 30/7 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần sáng nay, đà tăng của giá vàng trong nước đã chậm lại.
Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tiếp tục tăng thêm 100 nghìn đồng hai chiều lên 65,80-66,80 triệu đồng/lượng.
Sau phiên tăng mạnh hôm qua, sáng nay giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội đã giữ nguyên mức giá này là 64,90-65,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng giữ nguyên 52,35-53,15 triệu đồng/lượng
Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng nhẹ 40 nghìn đồng hai chiều lên 52,48-53,23 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt tăng giá theo thị trường thế giới.
Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM là 65,70-66,70 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 700 nghìn đồng hai chiều so với cùng thời điểm phiên trước.
Trong khi đó, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội tăng mạnh hơn khi thêm 1,4 triệu đồng mua vào và 400 nghìn đồng bán ra lên 64,90-65,90 triệu đồng/lượng.
Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 180 nghìn đồng hai chiều lên 52,44-53,19 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng tăng 250 nghìn đồng lên 52,35-53,15 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đêm qua tiếp tục phục hồi lên trên ngưỡng 1.765 USD/ounce và chốt phiên ở mức cao nhất là 1.767,50 USD/ounce.
Đóng cửa tuần giao dịch, giá kim loại quý đã lên mức cao nhất kể từ ngày 6/7.
Giá vàng thế giới đã tăng lên cao nhất 3 tuần và đang dao động quanh ngưỡng 1.760 USD/ounce.
Lúc 22h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới là 1.756,80 USD/ounce, giảm nhẹ 1 USD (0,06%).
Hôm qua, thị trường tiếp tục đón nhận thông tin mới về lạm phát tại châu Âu khi chỉ số CPI khu vực đồng euro nhanh chóng đạt kỷ lục mới.
Cụ thể, tăng trưởng giá tiêu dùng tại 19 quốc gia chia sẻ đồng tiền chung euro đã tăng tốc lên 8,9% trong tháng 7, vượt xa kỳ vọng là tăng 8,6%.
Trước đó, trong tháng 6, CPI khu vực này đã tăng 8,6%.
Tại Đức, lạm phát trong tháng 7 là 7,5%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Còn ở Tây Ban Nha, lạm phát lên cao nhất 38 năm khi tăng 10,8%. Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm của Pháp cũng được dự báo tăng 6,1% trong tháng 7, cao nhất kể từ năm 1985.
Giá xăng tiếp tục là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng trên, giá thực phẩm cũng tăng với tốc độ rất cao.
Theo giới phân tích, diễn biến trên sẽ vẫn gây thêm áp lực lên ECB. Các thị trường tiền tệ đang định giá mức tăng lãi suất là 35 điểm phần trăm từ ECB vào tháng 9 tới.
Dù lạm phát tăng cao song tổng sản phẩm quốc nội của 19 quốc gia Eurozone vẫn tăng 0,7% trong quý 2/2022, cao hơn dự đoán trước đó của các nhà phân tích.
Nhận định xu hướng
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm tiếp tục duy trì lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn.
Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên ngưỡng kháng cự vững chắc 1.800 USD/ounce.
Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.700 USD/ounce.