Giá xăng tăng cao, doanh nghiệp lo lắng: Cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc
Tìm kiếm các giải pháp thích ứng
Giá xăng, dầu trong nước đã lên mức cao nhất trong vòng 8 năm nay. Điều này gây sức ép lên giá cả hàng hóa, đặc biệt là những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp như logistics. Ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu tỉnh Bình Dương, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin giá xăng RON95 tăng lên 26.280 đồng/lít được Liên bộ Công thương - Tài chính công bố lúc 15 giờ chiều 21-2, nhiều DN kinh doanh dịch vụ vận tải hệ thống logistics ở Bình Dương bày tỏ sự lo lắng.
Cán bộ ngành quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra tình hình cung ứng xăng dầu tại các cửa hàng trên địa bàn
Giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến DN nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics. Bởi phí xăng dầu chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành của logistics hiện nay. “Các DN lo lắng việc giá xăng dầu tăng liên tục sẽ gây sức ép lớn cho ngành vận tải dịch vụ logistics. Điều này buộc chúng tôi phải “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm mọi chi phí để thích ứng, tồn tại”, ông Xô chia sẻ.
Mặc dù đã lường trước việc giá xăng tăng nhưng cả người dân lẫn tiểu thương và DN đều thấy “choáng” trước bài toán chi tiêu thực tế đang trở thành gánh nặng. Dưới góc độ DN sản xuất, ông Trần Thành Trọng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sáng Ban Mai (TX.Bến Cát), cho rằng: “Chi phí logistics nội địa lâu nay đã cao. Hiện nay, khi giá xăng dầu tăng, các DN vận tải đã báo giá tăng từ 5 - 10%. Cùng với đó, các nguyên vật liệu đầu vào hiện cũng đã tăng theo từ 5% trở lên. Nhân công cũng đề xuất tăng thêm mức phụ cấp đi lại xăng xe. Điều này đã và đang là áp lực cho các DN sản xuất như chúng tôi”.
Hiện nay, các DN Bình Dương đang cố gắng hết sức, kêu gọi sự chia sẻ từ phía khách hàng, đối tác để thực hiện tốt mục tiêu phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội theo đúng mục tiêu của tỉnh. Theo ông Trọng, các DN xăng dầu trên địa bàn tỉnh cũng cần nỗ lực cùng với tỉnh cung ứng xăng dầu cho các DN vận tải, người dân để tránh tình trạng thiếu hụt xăng dầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
Trao đổi với P.V, ông Trịnh Đình Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Sông Bé, cho hay công ty đã nỗ lực hết sức để cung ứng đầy đủ xăng dầu cho hệ thống cửa hàng và đại lý của công ty. “Hiện nay, mỗi ngày chúng tôi cung ứng thêm từ 30 - 40% lượng xăng dầu so với cùng kỳ để đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực cho công ty trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi thực sự mong muốn trong thời điểm này, các DN đầu mối trên địa bàn cùng chung tay để đáp ứng đầy đủ nguồn cung, bảo đảm lượng xăng dầu cho thị trường tỉnh nhà”, ông Tuấn chia sẻ.
Không có tình trạng khan hiếm
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Sở Công thương khẳng định trên địa bàn tỉnh không có tình trạng khan hiếm xăng dầu và sở đã vào cuộc quyết liệt để giải quyết tình trạng thiếu hụt cục bộ diễn ra với nhiều biện pháp. Theo Sở Công thương, tính đến sáng 21-2, chỉ có 2 đơn vị là Công ty TNHH Hồ Bửu và Công ty TNHH Xăng dầu Phú Lợi là không còn xăng dầu tồn. 6 đơn vị đầu mối và phân phối, gồm: Tổng Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty Xăng dầu Sông Bé TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ Phúc Thịnh, Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Thuận An, Công ty TNHH Huy Hồng, Công ty TNHH Thương mại Trúc Vân còn tồn xăng dầu với tổng khối lượng 18.904m3. Theo tính toán, chỉ riêng số xăng dầu tồn này đã bảo đảm cung ứng nhu cầu của người dân và DN trên địa bàn tỉnh trong ít nhất 10 ngày. Chưa kể các đơn vị đầu mối và phân phối vẫn đang tiếp tục nhập hàng về kho. Vì vậy, không có tình trạng khan hiếm xăng dầu tại Bình Dương.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết đến chiều 21-2, qua kiểm tra, 148 cửa hàng xăng dầu thuộc TP.Thuận An, TX.Tân Uyên, TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện PhúGiáo vẫn hoạt động bình thường. Chỉ có5 cửa hàng đãhết xăng (đểbảng hết xăng) nhưng vẫn mởcửa. Nguyên nhân một sốcửa hàng hết xăng hoặc hết dầu, hay bán hạn chếcho người tiêu dùng làdo chưa nhập xăng dầu kịp, nhưng đãcóđăng kýsốlượng với các thương nhân đầu mối.
Đối với các cửa hàng bán hàng hạn chếdo sợ không đủxăng dầu đểbán, lực lượng chức năng yêu cầu cửa hàng mởbán không hạn chếlượng hàng cho khách hàng. Mặt khác, SởCông thương đãlàm việc với các thương nhân đầu mối vàcác đơn vịđãtriển khai giải quyết cung ứng cho các đơn vịđầu mối đểnhập hàng cho các cửa hàng xăng dầu.
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh, cho biết căn cứ công điện của Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã ban hành công văn về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Qua công tác giám sát của các Đội Quản lý thị trường, hầu hết các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn hoạt động bình thường, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, đóng cửa không lý do chính đáng.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương khuyến cáo người dân bình tĩnh. Đây chỉ tình trạng thiếu hàng cục bộ chứ không phải không có xăng để cung cấp cho người dân. Nếu có trường hợp cửa hàng xăng dầu nào còn xăng màkhông bán cho người dân, sở sẽ xử lý theo quy định (nếu cốtình vi phạm). Người dân cũng nên tránh tâm lý sốđông mua xăng để dự trữ, gây thiếu hàng cục bộ như trong thời gian vừa qua vàcó thể gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy cho cánhân vàcộng đồng.