Giải mã bí ẩn về cuộc sống của 'bộ lạc câm' ăn muỗi, bọ cạp, sên để chống đói

Người Comanga sống tách biệt với xã hội loài người, do đó họ không có chữ viết, không nói chuyện, chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể. Họ ăn muỗi, bọ cạp, sên ở trong rừng để sống qua ngày.

Châu Phi là nơi sinh sống của rất nhiều bộ lạc lạc hậu. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Nổi bật trong số đó là bộ lạc Comanga. Người dân trong bộ lạc không giao tiếp bằng lời nói, họ ăn muỗi, côn trùng để sống qua ngày.

Bộ lạc này sống tách biệt hoàn toàn với xã hội hiện đại. Điều kiện sinh sống ở một nơi quá xã xôi và hiểm trở nên không có bất kỳ doanh nghiệp nào đến nơi họ sống để khai thác tài nguyên. Điều này khiến họ càng thêm khoảng cách với thế giới loài người. Người dân trong bộ lạc không thể nói, viết được.

Người dân giao tiếp với nhau thông qua cử chỉ, dấu hiệu. Thế nên chỉ có người trong bộ lạc mới hiểu nhau đang nói gì.

Một số cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể do đột biến ghen khiến dây âm thanh của người Comanga bị thoái hóa và co lại. Vì vậy, về cơ bản họ sẽ không thể nói chuyện được như một con người bình thường. Họ được gọi với một cái tên khác là "bộ lạc câm".

Người Comanga có thói quen ăn uống rất lạ lùng. Vì họ sống trong rừng sâu nên việc săn bắn cũng khó khăn. Do đó, họ buộc phải tìm một nguồn thực phẩm khác bổ sung.

Cuối cùng họ bắt đầu ăn muỗi, bọ cạp, sên trong rừng để chống đói. Mặc dù những thực phẩm này nghe có vể rất kinh khủng nhưng người dân địa phương lại cảm thấy đó là loại thực phẩm rất ngon và vô cùng thích thú.

Người Comanga đã sống trong rừng sâu một thời gian dài, vì thế thể lực của họ cũng khác so với người thường. Việc họ ăn những loại côn trùng độc hại cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng người Comanga ngày càng ít đi. Trước đây dân số của bộ lạc này khoảng vài trăm ngàn người nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 30.000 - 40.000 người.

Mặc dù chính phủ ở một số quốc gia gần đó chấp nhận cho họ di cư nhưng hầu hết người dân trong bộ lạc đều từ chối vì họ không thể thích nghi được với cuộc sống của những người hiện đại.

Họ cảm thấy rằng chỉ có núi rằng là nơi tuyệt vời nhất để sinh sống. Họ cũng không thể nói chuyện nên họ sợ rằng nếu ra cuộc sống bên ngoài sẽ bị phân biệt đối xử. Cho đến nay họ vẫn chọn sống trong rừng sâu.

Hương Quỳnh

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/vi-sao-bo-lac-comanga-chi-thich-song-trong-rung-sau-25080.html