Giải mã hội chứng hiếm gặp khiến người không uống rượu cũng say xỉn

Dù không uống một giọt rượu nào nhưng một phụ nữ 50 tuổi ở Toronto, Canada lại có hơi thở nặng mùi rượu. Các bác sĩ chẩn đoán bà mắc hội chứng hiếm gặp.

Một phụ nữ 50 tuổi ở Toronto, Canada đã phải vào phòng cấp cứu 7 lần trong 2 năm do ngủ quá nhiều, hơi thở có mùi rượu dù bà không uống ngụm rượu hay đồ uống có cồn nào. Các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến bà bị say là do mắc một hội chứng hiếm gặp.

Một phụ nữ 50 tuổi ở Toronto, Canada đã phải vào phòng cấp cứu 7 lần trong 2 năm do ngủ quá nhiều, hơi thở có mùi rượu dù bà không uống ngụm rượu hay đồ uống có cồn nào. Các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến bà bị say là do mắc một hội chứng hiếm gặp.

Hội chứng hiếm gặp mà bệnh nhân trên mắc phải có tên hội chứng tự lên men. Để tìm ra câu trả lời này, các bác sĩ đã tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân và phát hiện manh mối giúp tìm ra nguyên nhân khiến bà có triệu chứng giống say rượu.

Hội chứng hiếm gặp mà bệnh nhân trên mắc phải có tên hội chứng tự lên men. Để tìm ra câu trả lời này, các bác sĩ đã tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân và phát hiện manh mối giúp tìm ra nguyên nhân khiến bà có triệu chứng giống say rượu.

Cụ thể, trước khi có các triệu chứng giống say rượu, người phụ nữ 50 tuổi trên có tiền sử 5 năm mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) - căn bệnh liên tục tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Cụ thể, trước khi có các triệu chứng giống say rượu, người phụ nữ 50 tuổi trên có tiền sử 5 năm mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) - căn bệnh liên tục tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Để điều trị căn bệnh trên, bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh thường xuyên cho bà. Các chuyên gia y tế nghi ngờ ngoài chữa trị UTI, những liều kháng sinh mạnh cũng tiêu diệt lợi khuẩn trong ruột của nữ bệnh nhân.

Để điều trị căn bệnh trên, bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh thường xuyên cho bà. Các chuyên gia y tế nghi ngờ ngoài chữa trị UTI, những liều kháng sinh mạnh cũng tiêu diệt lợi khuẩn trong ruột của nữ bệnh nhân.

Điều này nhiều khả năng dọn đường cho vô số loại nấm xâm chiếm ruột. Một số loại nấm trong đó có thể lên men carbohydrate, ủ ra rượu của chúng.

Điều này nhiều khả năng dọn đường cho vô số loại nấm xâm chiếm ruột. Một số loại nấm trong đó có thể lên men carbohydrate, ủ ra rượu của chúng.

Hội chứng tự lên men phát sinh khi các loại nấm như vậy (bao gồm Saccharomyces cerevisiae (nấm men bia) và Candida albicans) phát triển tới mật độ đủ cao và tiếp cận đủ carbohydrate thông qua chế độ ăn của người nhiễm chúng.

Hội chứng tự lên men phát sinh khi các loại nấm như vậy (bao gồm Saccharomyces cerevisiae (nấm men bia) và Candida albicans) phát triển tới mật độ đủ cao và tiếp cận đủ carbohydrate thông qua chế độ ăn của người nhiễm chúng.

Một số loại vi khuẩn cũng gắn liền với hội chứng tự lên men. Trong đó, những người có đường huyết cao và khả năng phân hủy rượu kém sẽ dễ mắc hội chứng hiếm gặp này hơn những người khác. Những đặc điểm này một phần là do di truyền.

Một số loại vi khuẩn cũng gắn liền với hội chứng tự lên men. Trong đó, những người có đường huyết cao và khả năng phân hủy rượu kém sẽ dễ mắc hội chứng hiếm gặp này hơn những người khác. Những đặc điểm này một phần là do di truyền.

Hội chứng tự lên men rất khó dự đoán do cực hiếm gặp. Hiện thế giới ghi nhận có dưới 100 trường hợp mắc hội chứng tự lên men kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên vào cuối những năm 1940.

Hội chứng tự lên men rất khó dự đoán do cực hiếm gặp. Hiện thế giới ghi nhận có dưới 100 trường hợp mắc hội chứng tự lên men kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên vào cuối những năm 1940.

Mời độc giả xem video: Hồ nước có cấu tạo lạ khiến người mắc “hội chứng sợ lỗ” rùng mình.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-hoi-chung-hiem-gap-khien-nguoi-khong-uong-ruou-cung-say-xin-1998261.html