Giải mã thánh địa cờ tướng nổi số một Việt Nam ở Hà Nội

Sự tôn vinh bộ môn cờ tướng ở chùa Vua gắn liền với tín ngưỡng thờ Đế Thích ở nơi đây.

Nằm ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Vua - Quán Đế Thích – là một trong tứ quán Thăng Long xưa, đồng thời là trung tâm cờ tướng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.

Nằm ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Vua - Quán Đế Thích – là một trong tứ quán Thăng Long xưa, đồng thời là trung tâm cờ tướng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.

Ngau sau cổng quan của chùa có một bàn cờ lớn ghép bằng đá. Sự tôn vinh bộ môn cờ tướng ở chùa Vua gắn liền với tín ngưỡng thờ Đế Thích ở nơi đây.

Ngau sau cổng quan của chùa có một bàn cờ lớn ghép bằng đá. Sự tôn vinh bộ môn cờ tướng ở chùa Vua gắn liền với tín ngưỡng thờ Đế Thích ở nơi đây.

Trong thần thoại Ấn Độ, Đế Thích tức Sakradevanam Indra là vị thần làm chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma.

Trong thần thoại Ấn Độ, Đế Thích tức Sakradevanam Indra là vị thần làm chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma.

Sau này Phật giáo và Ấn Độ giáo tiếp xúc với nhau rồi du nhập vào Trung Hoa, Đế Thích trở thành một vị thần cùng với Ngọc Hoàng là hai vị thần hộ vệ Phật pháp.

Sau này Phật giáo và Ấn Độ giáo tiếp xúc với nhau rồi du nhập vào Trung Hoa, Đế Thích trở thành một vị thần cùng với Ngọc Hoàng là hai vị thần hộ vệ Phật pháp.

Khi du nhập vào Việt Nam, Đế Thích lại trở thành vị thần có khả năng cải tử hoàn sinh và là vua của môn cờ tướng. Coi Đế Thích là bậc cao cờ nhất, giới cờ tướng lâu nay vẫn truyền tụng câu “cờ cao Đế Thích chấp đôi xe”.

Khi du nhập vào Việt Nam, Đế Thích lại trở thành vị thần có khả năng cải tử hoàn sinh và là vua của môn cờ tướng. Coi Đế Thích là bậc cao cờ nhất, giới cờ tướng lâu nay vẫn truyền tụng câu “cờ cao Đế Thích chấp đôi xe”.

Theo sử tích, vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ, nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Đó chính là nguồn gốc hình thành chùa Vua – quán Đế Thích.

Theo sử tích, vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ, nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Đó chính là nguồn gốc hình thành chùa Vua – quán Đế Thích.

Sau khi được lập, Đế Thích quán đã trở thành trung tâm cờ tướng hàng đầu của đất Thăng Long. Đây vừa là chốn tâm linh thờ Phật và Vua Cờ Đế Thích, vừa là nơi các kỳ thủ đến thi tài trước sự quan sát của người hâm mộ.

Sau khi được lập, Đế Thích quán đã trở thành trung tâm cờ tướng hàng đầu của đất Thăng Long. Đây vừa là chốn tâm linh thờ Phật và Vua Cờ Đế Thích, vừa là nơi các kỳ thủ đến thi tài trước sự quan sát của người hâm mộ.

Theo lệ xưa, các cuộc thi được tổ chức theo thể thức loại trực tiếp. Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, các kỳ thủ sẽ chính thức so tài trong các ngày tiếp theo. Ngày cuối cùng chỉ còn hai đấu thủ, ai thắng sẽ là người phá giải cờ.

Theo lệ xưa, các cuộc thi được tổ chức theo thể thức loại trực tiếp. Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, các kỳ thủ sẽ chính thức so tài trong các ngày tiếp theo. Ngày cuối cùng chỉ còn hai đấu thủ, ai thắng sẽ là người phá giải cờ.

Ai ba năm liên tiếp giành giải nhất thì được khắc tên lên bia đá của chùa. Tấm bia này xưa kia được đặt trước cổng điện Thiên Đế. Tiếc rằng bia đã bị phá hỏng trong thời chiến tranh.

Ai ba năm liên tiếp giành giải nhất thì được khắc tên lên bia đá của chùa. Tấm bia này xưa kia được đặt trước cổng điện Thiên Đế. Tiếc rằng bia đã bị phá hỏng trong thời chiến tranh.

Tiếp nối truyền thống, hội cờ chùa Vua ngày nay được tổ chức vào ngày 6-9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Các ván đấu được thực hiện theo thể thức thi đấu cờ tướng quốc tế.

Tiếp nối truyền thống, hội cờ chùa Vua ngày nay được tổ chức vào ngày 6-9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Các ván đấu được thực hiện theo thể thức thi đấu cờ tướng quốc tế.

Ngày mồng 9 là ngày chính hội, cũng là ngày diễn ra trận chung kết. Ngay từ sáng sớm đã có nhiều người đến chùa mong cầu phúc, cầu tài, cầu bình an và cũng là để chọn một vị trí thích hợp để xem trận quan trọng nhất của giải cờ.

Ngày mồng 9 là ngày chính hội, cũng là ngày diễn ra trận chung kết. Ngay từ sáng sớm đã có nhiều người đến chùa mong cầu phúc, cầu tài, cầu bình an và cũng là để chọn một vị trí thích hợp để xem trận quan trọng nhất của giải cờ.

Trận chung kết bắt đầu ngay sau lễ dâng hương được tổ chức long trọng với sự tham gia của người dân và kỳ thủ đến từ nhiều địa phương. Sau trận “thư hùng” trên bàn cờ, người đạt giải được ban tổ chức xướng tên và trịnh trọng trao giải...

Trận chung kết bắt đầu ngay sau lễ dâng hương được tổ chức long trọng với sự tham gia của người dân và kỳ thủ đến từ nhiều địa phương. Sau trận “thư hùng” trên bàn cờ, người đạt giải được ban tổ chức xướng tên và trịnh trọng trao giải...

Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-thanh-dia-co-tuong-noi-so-mot-viet-nam-o-ha-noi-1688401.html