Trận chiến Kadesh diễn ra vào năm 1274 trước Công nguyên là một trong những cuộc chiến khốc liệt và quan trọng nhất thế giới cổ đại. Đây là cuộc chiến giữa Ai Cập cổ đại và người Hittite.
Vào thời điểm diễn ra cuộc chiến, Ai Cập dưới sự trị vì của pharaoh Ramses II trong khi đế chế Hittite do vua Muwatalli II lãnh đạo.
Theo các sử gia, trận chiến Kadesh nổ ra vì Ai Cập và Hittite đều muốn sở hữu vùng lãnh thổ biên giới là Kadesh (ngày nay là lãnh thổ Syria). Nơi đây có vị trí địa lý quan trong, nơi giao thương của nhiều lữ đoàn. Do đó, Kadesh trở thành vùng đất tranh chấp suốt nhiều năm giữa 2 bên.
Xuất phát từ điều này, năm 1274 trước Công nguyên, Ai Cập và Hittite xảy ra cuộc chiến khốc liệt ở vùng đất gần Kadesh.
Khi ấy, pharaoh Rameses chỉ huy 20.000 binh sĩ và triển khai 2.000 cỗ xe ngựa tham chiến. Trong khi đó, vua Muwatalli điều động 40.000 binh sĩ và 3.000 cỗ xe ngựa nhằm đánh bại lực lượng Ai Cập.
Với lực lượng quân sư đông gấp 2 lần Ai Cập, đế chế Hittite chiếm ưu thế lớn trên chiến trường. Không những vậy, vua Muwatalli còn bày binh bố trận khiến lực lượng Ai Cập rơi vào thế trận đã sắp đặt từ trước.
Hậu quả là lực lượng Ai Cập tổn thất lớn và buộc phải rút lui trước các đợt tấn công mạnh của quân đội do vua Muwatalli chỉ huy.
Tuy nhiên, về sau, người Ai cập được lực lượng đồng minh Ne’arin tới hỗ trợ nên lật ngược thế cờ khiến quân Hittite tháo chạy và phải vượt sông về nước. Kết thúc trận chiến Kadesh, Ai Cập giành thắng lợi.
Tuy nhiên, một số sử liệu khác cho rằng Kadesh là một trận hòa mà không có bên nào giành được thắng lợi tuyệt đối.
Dù vậy, các sử gia nhận định dù bị lực lượng Hittite tấn công dữ dội trong giai đoạn đầu nhưng pharaoh Ai Cập Ramesses vẫn đạt được nhiều lợi ích hơn.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo Historicaleve)