Giải nỗi oan của xe tăng T-72 Liên Xô trong chiến tranh Vùng Vịnh

Từ lâu, Mỹ thường xuyên quảng bá sức mạnh của xe tăng M1A1/2 Abram của họ, nhưng những bức ảnh đăng trên web Bình luận quân sự Nga đã bóc trần sức mạnh của 'vua tăng' và trả lại nỗi oan mà xe tăng T-72 của Liên Xô phải gánh trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất.

Bức ảnh về nghĩa địa xe tăng M1A1 Abram khổng lồ tại Iraq, chỉ riêng trong bức ảnh đã thấy xác 12 chiếc M1A1 bị phá hủy theo nhiều cách khác nhau; một số chiếc trúng đạn chống tăng, trúng mìn, thậm chí một số xe còn bị bay cả tháp pháo. Ảnh: Nghĩa địa xe tăng M1 của Iraq.

Bức ảnh về nghĩa địa xe tăng M1A1 Abram khổng lồ tại Iraq, chỉ riêng trong bức ảnh đã thấy xác 12 chiếc M1A1 bị phá hủy theo nhiều cách khác nhau; một số chiếc trúng đạn chống tăng, trúng mìn, thậm chí một số xe còn bị bay cả tháp pháo. Ảnh: Nghĩa địa xe tăng M1 của Iraq.

Những thiệt hại về xe tăng M1A1 cho thấy, Mỹ có thể đã che đậy thiệt hại chiến đấu thực sự của họ và quân đội chính phủ Iraq để duy trì danh tiếng và xuất khẩu vũ khí do Mỹ sản xuất. Ảnh: Lính Mỹ đứng trên chiếc xe tăng do Liên Xô sản xuất, bị phá hủy để chụp ảnh trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1.

Những thiệt hại về xe tăng M1A1 cho thấy, Mỹ có thể đã che đậy thiệt hại chiến đấu thực sự của họ và quân đội chính phủ Iraq để duy trì danh tiếng và xuất khẩu vũ khí do Mỹ sản xuất. Ảnh: Lính Mỹ đứng trên chiếc xe tăng do Liên Xô sản xuất, bị phá hủy để chụp ảnh trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1.

Những hình ảnh về nghĩa địa tăng M1A1, hoàn toàn khác với hình ảnh bất khả chiến bại của M1A1 trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, khi "tả xung, hữu đột" mà không hề bị thiệt hại. Và sau đó, doanh số bán loại xe tăng này của Mỹ tăng vùn vụt, nhiều quốc gia mong muốn sở hữu loại xe tăng này của Mỹ. Ảnh: Xe tăng M1A1 trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.

Những hình ảnh về nghĩa địa tăng M1A1, hoàn toàn khác với hình ảnh bất khả chiến bại của M1A1 trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, khi "tả xung, hữu đột" mà không hề bị thiệt hại. Và sau đó, doanh số bán loại xe tăng này của Mỹ tăng vùn vụt, nhiều quốc gia mong muốn sở hữu loại xe tăng này của Mỹ. Ảnh: Xe tăng M1A1 trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.

Xe tăng M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba, được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ từ những năm 1980, với số lượng sản xuất lên tới 4.700 chiếc. M1A1 đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Xe tăng M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba, được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ từ những năm 1980, với số lượng sản xuất lên tới 4.700 chiếc. M1A1 đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

M1A1 được trang bị giáp làm bằng uranium nghèo và sử dụng đạn xuyên giáp cũng bằng uranium nghèo; hiệu suất phòng thủ và tấn công của xe tăng M1A1 được Mỹ quảng cáo là "bất khả chiến bại".

M1A1 được trang bị giáp làm bằng uranium nghèo và sử dụng đạn xuyên giáp cũng bằng uranium nghèo; hiệu suất phòng thủ và tấn công của xe tăng M1A1 được Mỹ quảng cáo là "bất khả chiến bại".

Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, hàng nghìn xe tăng T-72 của Iraq gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi xe tăng M1A1 gần như không bị tổn hại, điều này cũng khiến thế giới bên ngoài ảo tưởng rằng, xe tăng Liên Xô thô sơ, tính năng kỹ chiến thuật yếu kém và xe tăng Mỹ thể hiện hiệu quả chiến đấu thực sự.

Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, hàng nghìn xe tăng T-72 của Iraq gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi xe tăng M1A1 gần như không bị tổn hại, điều này cũng khiến thế giới bên ngoài ảo tưởng rằng, xe tăng Liên Xô thô sơ, tính năng kỹ chiến thuật yếu kém và xe tăng Mỹ thể hiện hiệu quả chiến đấu thực sự.

Kết quả trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất như một màn quảng cáo vĩ đại, đã làm tăng đáng kể doanh số của xe tăng M1, và xe tăng T72 của Liên Xô/ Nga đã trở nên ít phổ biến hơn. Ai Cập, một quốc gia có truyền thống sử dụng vũ khí do Liên Xô sản xuất ở Trung Đông, đã mua hàng trăm xe tăng M1A2 và Qatar, Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác cũng vội vã đặt hàng tỷ USD mua loại xe tăng này. Ảnh: Xe tăng M1A2 của Ai Cập.

Kết quả trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất như một màn quảng cáo vĩ đại, đã làm tăng đáng kể doanh số của xe tăng M1, và xe tăng T72 của Liên Xô/ Nga đã trở nên ít phổ biến hơn. Ai Cập, một quốc gia có truyền thống sử dụng vũ khí do Liên Xô sản xuất ở Trung Đông, đã mua hàng trăm xe tăng M1A2 và Qatar, Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác cũng vội vã đặt hàng tỷ USD mua loại xe tăng này. Ảnh: Xe tăng M1A2 của Ai Cập.

Tuy nhiên, huyền thoại về xe tăng Mỹ sản xuất không kéo dài lâu, khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 (năm 2003) và các cuộc xung đột cục bộ tại Trung Đông và Bắc Phi tiếp diễn, thì xe tăng M1A1/2 mới bộc lộ điểm yếu chí tử, liên tục bị các loại vũ khí chống tăng phá hủy; thậm chí có những chiếc M1A1/2 bị thổi bay cả tháp pháo, những thiệt hại này chỉ giành cho xe tăng của Liên Xô chế tạo.

Tuy nhiên, huyền thoại về xe tăng Mỹ sản xuất không kéo dài lâu, khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 (năm 2003) và các cuộc xung đột cục bộ tại Trung Đông và Bắc Phi tiếp diễn, thì xe tăng M1A1/2 mới bộc lộ điểm yếu chí tử, liên tục bị các loại vũ khí chống tăng phá hủy; thậm chí có những chiếc M1A1/2 bị thổi bay cả tháp pháo, những thiệt hại này chỉ giành cho xe tăng của Liên Xô chế tạo.

Từ thất bại của xe tăng M1A1/2 cũng như các loại vũ khí do Mỹ sản xuất tại Trung Đông trong thời gian vừa qua, các chuyên gia quân sự phân tích cho thấy rằng, lý do chính khiến vũ khí do Liên Xô sản xuất, không phát huy được tính năng, cũng như bị thiệt hại nhiều trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 và 2, là do sức mạnh của quân đội Iraq có giới hạn. Ảnh: Xe tăng T-62 của Iraq bị bắn cháy trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1.

Từ thất bại của xe tăng M1A1/2 cũng như các loại vũ khí do Mỹ sản xuất tại Trung Đông trong thời gian vừa qua, các chuyên gia quân sự phân tích cho thấy rằng, lý do chính khiến vũ khí do Liên Xô sản xuất, không phát huy được tính năng, cũng như bị thiệt hại nhiều trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 và 2, là do sức mạnh của quân đội Iraq có giới hạn. Ảnh: Xe tăng T-62 của Iraq bị bắn cháy trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1.

Quân đội Iraq hoàn toàn bị Mỹ khống chế ở cấp độ cao hơn nhiều, nhất là trên lĩnh vực chỉ huy, thông tin và tình báo; trên thực tế, hiệu suất chiến đấu của xe tăng T-72 không khác nhiều so với M1A1. Tuy nhiên, do Quân đội Mỹ và liên quân làm chủ tuyệt đối trên không, nên những xe tăng T-72 của Iraq chủ yếu bị phá hủy bởi các tên lửa chống tăng trên không của Mỹ và có rất ít cơ hội để "tăng đấu tăng" với M1A1.

Quân đội Iraq hoàn toàn bị Mỹ khống chế ở cấp độ cao hơn nhiều, nhất là trên lĩnh vực chỉ huy, thông tin và tình báo; trên thực tế, hiệu suất chiến đấu của xe tăng T-72 không khác nhiều so với M1A1. Tuy nhiên, do Quân đội Mỹ và liên quân làm chủ tuyệt đối trên không, nên những xe tăng T-72 của Iraq chủ yếu bị phá hủy bởi các tên lửa chống tăng trên không của Mỹ và có rất ít cơ hội để "tăng đấu tăng" với M1A1.

Các nhà sử học quân sự thế giới cũng chỉ ra rằng, chính lợi thế của không quân và thông tin là chìa khóa cho chiến thắng của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Nếu Iraq có thể có lợi thế về không quân, hải quân và thông tin như của Quân đội Liên Xô, xe tăng T72 sẽ không thiệt hại nhiều như vậy.

Các nhà sử học quân sự thế giới cũng chỉ ra rằng, chính lợi thế của không quân và thông tin là chìa khóa cho chiến thắng của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Nếu Iraq có thể có lợi thế về không quân, hải quân và thông tin như của Quân đội Liên Xô, xe tăng T72 sẽ không thiệt hại nhiều như vậy.

Sự xuất hiện của nghĩa trang xe tăng M1A1 một lần nữa đã phá hủy những huyền thoại bất bại của vũ khí Mỹ và thậm chí phương Tây, và nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vũ khí của họ.

Sự xuất hiện của nghĩa trang xe tăng M1A1 một lần nữa đã phá hủy những huyền thoại bất bại của vũ khí Mỹ và thậm chí phương Tây, và nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vũ khí của họ.

Không có gì lạ khi một số chuyên gia quân sự Nga châm biếm sau khi xem bức ảnh này: Vũ khí Mỹ chỉ là đồ chơi đắt tiền, hào nhoáng và vũ khí Nga được chế tạo để chiến đấu thực sự. Bức ảnh cũng là sự minh oan cho xe tăng T-72 của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.

Không có gì lạ khi một số chuyên gia quân sự Nga châm biếm sau khi xem bức ảnh này: Vũ khí Mỹ chỉ là đồ chơi đắt tiền, hào nhoáng và vũ khí Nga được chế tạo để chiến đấu thực sự. Bức ảnh cũng là sự minh oan cho xe tăng T-72 của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.

Video Nga cho nâng cấp hàng loạt xe tăng T-72 cũ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-noi-oan-cua-xe-tang-t-72-lien-xo-trong-chien-tranh-vung-vinh-1396770.html