Giải pháp chống cháy đồng bộ cho công trình - Tối ưu hóa hiệu quả và chi phí xây dựng

Trước tình hình cháy nổ phức tạp với nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng giải pháp vật liệu xây dựng chống cháy cho công trình. Từ vách, trần đến kính, vật liệu này cần đạt khả năng chịu lửa từ 15 đến 120 phút theo quy định, nhằm đảm bảo an toàn trước khi công trình được đưa vào sử dụng.

Theo TCVN 3890:2023, hiện có đến 9 tiêu chuẩn với nhiều quy định cụ thể về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đang được áp dụng cho các công trình xây dựng. Vì vậy, chống cháy trở thành tiêu chí hàng đầu được các doanh nghiệp và chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi việc sử dụng các giải pháp chống cháy hiệu quả sẽ giúp hạn chế rủi ro hỏa hoạn cho công trình. Nếu chẳng may xảy ra cháy, khả năng lửa lan rộng hoặc bùng phát lớn sẽ giảm, đảm bảo an toàn tính mạng lẫn tài sản cho cư dân.

Thiếu các biện pháp phòng chống cháy lan có thể gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Thiếu các biện pháp phòng chống cháy lan có thể gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Theo các tài liệu về PCCC hiệu quả, nhà ở và công trình có nhiều giải pháp phòng chống cháy nổ khác nhau, mỗi loại sẽ có chức năng tương ứng để bảo vệ tính mạng, tài sản hoặc chất lượng của công trình. Trong số nhiều giải pháp, chống cháy thụ động - tức là sử dụng các biên pháp kiểm soát sự lây lan của đám cháy bằng cách sử dụng vật liệu không cháy hoặc ít cháy để ngăn chặn sự phát triển của ngọn lửa và khói từ khu vực này sang khu vực khác, vẫn được coi là lựa chọn lý tưởng cho mọi cấp độ xây dựng, hình thành từ giai đoạn thi công thiết kế. Với giải pháp này, Quy chuẩn 06:2020/BXD đưa ra phương án sử dụng vật liệu dạng phun, trát (vữa chống cháy), hoặc dạng tấm ốp (thạch cao, tấm chống cháy…). Các loại vật liệu xây dựng đều đảm bảo ngăn ngọn lửa lan nhanh, tạo thêm thời gian cho công tác cứu hộ và xử lý hỏa hoạn.

Ông Đặng Minh Phương, Giám đốc Saint-Gobain khu vực Miền Bắc - đơn vị cung cấp toàn diện các giải pháp vật liệu xây dựng nhẹ và bền vững hàng đầu, cho biết: “Giải pháp phòng cháy cần phải được tích hợp ngay từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu và xây dựng công trình. Bất cứ điểm yếu nào cũng có thể trở thành “cửa ngõ” cho ngọn lửa lan rộng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”. Vì thế, xét về biện pháp PCCC thụ động, các giải pháp vật liệu có khả năng chống cháy đang được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu ứng dụng để tối ưu khả năng bảo vệ các công trình.

Hệ giải pháp chống cháy của Saint-Gobain đảm bảo tính nhất quán trong an toàn PCCC.

Hệ giải pháp chống cháy của Saint-Gobain đảm bảo tính nhất quán trong an toàn PCCC.

Saint-Gobain cung cấp hệ giải pháp chống cháy đa dạng và đồng bộ, bao gồm vách, trần, kính và hệ thống ống gió. Tất cả sản phẩm đều tuân thủ QCVN 06:2022/BXD với các yêu cầu về kết cấu, bố trí mặt bằng - không gian và kỹ thuật công trình, đảm bảo khi xảy ra cháy, công trình vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể và khả năng chống biến dạng trong khoảng thời gian quy định, tương ứng với bậc chịu lửa của nhà. Cụ thể, vách ngăn cháy phải đạt giới hạn chịu lửa từ EI15-45 phút, tường ngăn cháy cần đáp ứng mức REI 45-150 phút, trong khi ống gió chống cháy yêu cầu giới hạn từ EI30-120 phút.

Nổi bật trong số các hệ giải pháp chống cháy của Saint-Gobain phải kể đến giải pháp vách ngăn, tường ngăn cháy sử dụng tấm thạch cao chống cháy Vĩnh Tường-Gyproc, tấm xi măng DURAflex FIRESTOP. Hệ vách này không chỉ ngăn chặn sự lan truyền của lửa và khói mà còn góp phần tăng cơ hội thoát hiểm cho người dân trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, đảm bảo an toàn tối đa cho công trình.

Tấm thạch cao chống cháy Vĩnh Tường-Gyproc của Saint-Gobain có khả năng ngăn lửa lan rộng và bùng phát lớn.

Tấm thạch cao chống cháy Vĩnh Tường-Gyproc của Saint-Gobain có khả năng ngăn lửa lan rộng và bùng phát lớn.

Trong khi đó, hệ trần chống cháy Saint-Gobain được cấu tạo từ tấm thạch cao là loại vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa cao, giúp ngăn lửa cháy lan xuống tầng khác hơn một giờ, đặc biệt cần thiết cho các khu vực có nguy cơ cháy cao như phòng khách và bếp.

Về hệ kính chống cháy Vetrotech, có khả năng chịu lửa lên tới 120 phút, vừa an toàn vừa giữ không gian thông thoáng. Giải pháp này phù hợp cho các khu vực cần an toàn đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về thẩm mỹ như lối đi và cầu thang. Bên cạnh đó, Saint-Gobain còn có hệ bọc ống gió chống cháy sử dụng tấm thạch cao hoặc DURAflex FIRESTOP, giúp ngăn chặn sự lan truyền của khói độc qua hệ thống thông gió, góp phần bảo vệ cư dân và đặc biệt cần thiết cho các tòa nhà cao tầng cũng như công trình công nghiệp.

Hệ trần chống cháy của Saint-Gobain có thể ứng dụng linh hoạt trong công trình.

Hệ trần chống cháy của Saint-Gobain có thể ứng dụng linh hoạt trong công trình.

Chia sẻ thêm về lợi ích nổi bật của giải pháp chống cháy Saint-Gobain so với việc sử dụng các vật liệu chống cháy riêng lẻ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, ông Đặng Minh Phương khẳng định: “Sự đa dạng và đồng bộ hệ giải pháp vật liệu chống cháy theo tiêu chuẩn quốc tế về khả năng chịu lửa và cách nhiệt (EI) là lợi thế vượt trội của chúng tôi. Điều này không chỉ đảm bảo tính nhất quán trong hiệu quả và chất lượng chống cháy mà còn giúp chủ đầu tư, nhà thầu tối ưu chi phí và vận hành”.

Hiện tại, Saint-Gobain là đối tác tin cậy của nhiều chủ đầu tư, nhà thầu khắp cả nước, từ trường đại học, doanh nghiệp, tòa nhà văn phòng đến rạp chiếu phim. Sản phẩm và hệ giải pháp chống cháy của đơn vị đã được ứng dụng linh hoạt trong hàng loạt công trình lớn trong thời gian vừa qua như tòa nhà Techcombank Lý Thường Kiệt (Hà Nội), Cục An ninh Kinh tế (40 Hàng Bài), tòa nhà Galaxy Cinema Trường Chinh…

Hoàng Nam

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/giai-phap-chong-chay-dong-bo-cho-cong-trinh-toi-uu-hoa-hieu-qua-va-chi-phi-xay-dung-391248.html