Giám sát toàn diện: Gỡ khó trong thực hiện chính sách về nhà ở xã hội

Theo Chương trình trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023'. Chuyên đề giám sát được thực hiện với mục đích đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế, khó khăn; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Từ đó kiến nghị các giải pháp trong hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ của đoàn giám sát, vừa qua, tổ công tác của đoàn công tác số 3 đã có cuộc làm việc tại một số tỉnh thành phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Một trong những vấn đề được đoàn giám sát ghi nhận là những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội trong thực tế.

Thành phố Cần Thơ có 6 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đang triển khai, dự kiến cung ứng hơn 2.500 căn hộ cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp. Các dự án đầu tư này đã đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hiện nay việc xác nhận đối tượng được mua nhà ở xã hội đang gây khó cho người dân do có quá nhiều quy trình, thủ tục, điều kiện ngặt nghèo.

Đơn cử như trường hợp của chị Đoàn Thị Yến Nhi đã sinh sống và làm việc tại địa phương nhiều năm nay, mặc dù đã làm các thủ tục chứng minh mức thu nhập phù hợp là đối tượng được tiếp cận với những chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội… thế nhưng vẫn bị từ chối hồ sơ.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Hoàng Hương - Công Tràng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/giam-sat-toan-dien-go-kho-trong-thuc-hien-chinh-sach-ve-nha-o-xa-hoi-227439.htm