Giao lưu thúc đẩy chuyển đổi số trong đoàn viên, thanh niên

Tiếp nối các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia năm 2023, chiều 19/10 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu với đoàn viên, thanh niên các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố với chủ đề: 'Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị'.

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu dự tọa đàm.

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu dự tọa đàm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Tham dự chương trình tọa đàm có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phùng Tố Linh phát biểu khai mạc chương trình.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phùng Tố Linh phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên tỉnh Thanh Hóa Phùng Tố Linh nhấn mạnh: Năm 2023 Trung ương Đoàn xác định chủ đề công tác là “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Đây cũng là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, với sự năng động, sáng tạo cùng khả năng nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ thông tin, tuổi trẻ toàn tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong của mình trong chuyển đổi số.

Toàn cảnh chương trình.

Toàn cảnh chương trình.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 với chủ đề: “Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị”, tọa đàm là dịp để thanh niên được nghe các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, khách mời chương trình cung cấp các thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về chuyển đổi số.

Đồng thời cũng là dịp để chính quyền lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của thanh niên đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; giải đáp các ý kiến, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay.

Thông qua diễn đàn, đoàn viên, thanh niên trao đổi, đề xuất các vấn đề liên quan tới chuyển đổi số, giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức, thái độ, trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, làm việc, giải trí... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ.

Đổng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại chương trình.

Đổng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại chương trình toạn đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm mong muốn đoàn thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục phát huy sự sáng tạo, năng động, sử dụng hiệu quả các nền tảng số để tuyên truyền về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số; tính quan trọng, cấp thiết của việc nâng cao năng lực số; cung cấp thông tin, các mô hình chuyển đổi số tiêu biểu của đoàn viên, thanh niên.

Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực số, trang bị kiến thức, kỹ năng số góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, đồng hành với thanh niên phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Triển khai các hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực chuyển đổi số nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng số cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là những đoàn viên, thanh niên ở những vùng khó khăn, ít cơ hội tiếp cận công nghệ số. Sáng tạo, nghiên cứu, triển khai và nhân rộng các giải pháp, mô hình, phần việc thanh niên hiệu quả trong quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số ở địa phương, đơn vị.

Đồng thời nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên chuyển đổi số, cải thiện, nâng cấp hạ tầng số, thiết bị số... góp phần cùng với cả tỉnh thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Đoàn viên, thanh niên tham dự chương trình.

Đoàn viên, thanh niên tham dự chương trình.

Tại chương trình giao lưu, đại diện các đơn vị đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng như: Đoàn thanh niên nỗ lực thực hiện Đề án 06, phục vụ chuyển đổi số ở địa phương; Xu hướng phát triển sản phẩm công nghệ và định hướng chiến lược thị trường ở Thanh Hóa, kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự và cơ hội việc làm trong lĩnh vực CNTT; Vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác chuyển đổi số tại địa phương...

Chương trình giao lưu, tọa đàm với chủ đề Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.

Chương trình giao lưu, tọa đàm với chủ đề Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.

Chương trình tọa đàm, giao lưu với đoàn viên thanh niên các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố với chủ đề “Đoàn Thanh niên tham gia chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị” là sự kiện khép lại chuỗi các hoạt động nhân Ngày Chuyển đối số quốc gia năm 2023 tại Thanh Hóa.

Đoàn thanh niên nỗ lực thực hiện Đề án 06, phục vụ chuyển đổi số tại địa phương

Công an tỉnh Thanh Hóa có vai trò là Cơ quan thường trực của UBND tỉnh trong triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Lê Thị Quỳnh Hương, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh

Lê Thị Quỳnh Hương, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh

Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 tại tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực; các mục tiêu, nhiệm vụ mang tính chất nền tảng của Đề án đều cơ bản đã hoàn thành. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số thực sự đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, có sự lan tỏa rộng khắp, nhất là đối với người đứng đầu ở các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong tỉnh và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Đối với việc triển khai các DVC trực tuyến, lực lượng đoàn viên thanh niên Công an nói riêng và đoàn viên thanh niên toàn tỉnh nói chung đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; những đoàn viên, thanh niên am hiểu công nghệ là nòng cốt trong hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ công tác đề án 06 các cấp hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để người dân dễ tiếp cận, tạo hiệu ứng lan tỏa...

Từ những ứng dụng của Đề án 06, các đơn vị, địa phương đã áp dụng triển khai linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế như: giải pháp lưu trú ASM tại các sơ sở lưu trú, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở lưu trú không phải đến cơ quan Công an để thực hiện khai báo. Sử dụng tài khoản định danh điện từ ở mức độ 2 tích hợp trên ứng dụng VNeID được chấp nhận thay cho căn cước công dân khi làm thủ tục đi máy bay tại Cảng hàng không Thọ Xuân. Tất cả những tiện ích này, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp đã được thụ hưởng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác chuyển đổi số tại địa phương

Trong thời gian qua, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, các cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Yên Định đã tích cực, chủ động, tiên phong tham gia vào quá trình xây dựng chính quyền số, xã hội số; nâng cao năng lực số cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên.

Lê Thị Kim Oanh, Bí thư Huyện đoàn Yên Định

Lê Thị Kim Oanh, Bí thư Huyện đoàn Yên Định

Ban Thường vụ Huyện đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tuổi trẻ, có nhiều giải pháp tăng cường chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác của Đoàn.

Đến nay, 100% cơ sở Đoàn sử dụng facebook, fanpage làm công cụ tuyên truyền; từ đó góp phần tạo ra chuyển biến mới trong phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn.

Tổ chức Đoàn các cấp đã chủ động cụ thể hóa “chuyển đổi số” thành mô hình, giải pháp, công trình, phần việc của đoàn viên thanh niên trong năm, nhất là các hoạt động hỗ trợ nhân dân về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, định danh điện tử, công trình chuyển đổi số trong du lịch...

Đặc biệt, Đoàn thanh niên đã thể hiện vai trò nòng cốt trong các Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố tại địa bàn dân cư. Đã có 26 tổ được thành lập tại 26 xã, thị trấn với hơn 700 đoàn viên thanh niên tham gia. Các thành viên của tổ có nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện các nội dung kỹ năng số cơ bản, xây dựng kế hoạch phối hợp với công an địa phương ra quân triển khai tại các nhà văn hóa thôn để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID theo Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia cho người dân trên địa bàn; hỗ trợ người dân triển khai chuyển đổi số mã QR code tại các hộ kinh doanh.

Từ những quyết tâm, nỗ lực của tuổi trẻ trong việc tiên phong chuyển đổi số, đoàn thanh niên đã đóng góp sức trẻ vào thành tích chung của huyện nhà.

Nghiên cứu phát triển mô hình phát hiện ngã thông qua camera gia đình

Tống Duy Đạt, sinh viên Khoa CNTT, Trường Đại học Hồng Đức

Tống Duy Đạt, sinh viên Khoa CNTT, Trường Đại học Hồng Đức

Với sự bùng nổ công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực thị giác máy tính, hàng loạt các thuật toán làm camera có thể quan sát và nhận biết các đối tượng, sự kiện xuất hiện trong khung hình của camera có thể quan sát với độ chính xác cao. Nhờ vậy, việc sử dụng camera để theo dõi đối tượng dự đoán hành vi của đối tượng trở nên khả thi.

Hơn thế, ngày nay số lượng camera là rất lớn. Từ đó có thể phát triển các hệ thống cảnh báo, theo dõi trong ý tế và trong gia đình... Các nghiên cứu phát hiện ngã sử dụng camera được chia làm nhiều phương pháp. Mặc dù mỗi cách tiếp cận trên đều đã có những kết quả nghiên cứu đáng kể, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Một số phương pháp có hạn chế là tốc độ tính toán thấp tốn nhiều tài nguyên nhưng độ chính xác cao. Mặt khác một số phương pháp khác có tốc độ tính toán cao nhưng độ chính xác thấp.

Trong giải pháp đã xây dựng được một mô hình nhận diện ngã cho độ chính xác cao 92% và có tốc độ xử lý tốt nên có để thực hiện trên các thiết bị microservices. Chúng tôi mong rằng giải pháp sẽ đóng góp cho xã hội không những về mặt kĩ thuật mà còn giúp ích cho xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế.

Linh Hương

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/giao-luu-thuc-day-chuyen-doi-so-trong-doan-vien-thanh-nien/197834.htm