Giao lưu trực tuyến: 'Sự cần thiết đẩy mạnh sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số'
Các chuyên gia nhận định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh là phương pháp giúp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi chào đời. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ này.
Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.
Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) đều giảm mạnh.
Năm 2020, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 13,9 trẻ tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống; tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 22,3 trẻ tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống, giảm gần 3 lần so với năm 1979. Tỷ suất chết mẹ (MMR) giảm mạnh, từ 140 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 1976 xuống 69 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 2009 và 46 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 2019.
Theo nghiên cứu "Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam" do Viện nghiên cứu Phát triển Mekong và Trung tâm nghiên cứu của Trường Đại học Toronto (Canada) được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Y tế hỗ trợ đã chỉ ra tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh (khám thai ít nhất 4 lần) thấp hơn 58 điểm phần trăm so với tỷ lệ chung toàn quốc (16% so với 74%), ít quan tâm đến sàng lọc sơ sinh.
Nguyên nhân chính là do phong tục tập quán, tín ngưỡng. Nhiều phụ nữ cho rằng việc mang thai và sinh con là quá trình khỏe mạnh bình thường và tự nhiên, vì thế không cần tới gặp các nhân viên y tế để khám thai.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, vì lý do tôn giáo, một số bà con dân tộc thiểu số có thể cảm thấy bất đắc dĩ phải đi lấy máu hoặc tiêm phòng. Chẳng hạn, một số phụ nữ Mông theo đạo Tin Lành cho biết, họ không tiêm phòng vì "Chúa bảo vệ họ". Vì vậy, nhận thức của phụ nữ về các dịch vụ chăm sóc thai sản, sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp.
Ngoài ra, điều kiện đi lại khó khăn cũng là một trong những rào cản để phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ khám thai và sàng lọc trước sinh.
Các chuyên gia nhận định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh là giải pháp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi chào đời. Điều này giúp nâng cao chất lượng dân số và cải thiện, cũng như hạn chế hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra cho trẻ, giảm nhẹ gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận phương pháp này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh, hạn chế số trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng giống nòi, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Giao lưu trực tuyến: "Sự cần thiết đẩy mạnh sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số" trên chuyên trang điện tử Giadinh.suckhoedoisong.vn vào lúc 14h ngày 8/12/2022.
KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.
Giadinh.suckhoedoisong.vn
Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Họ và tên
Nội dung
Gửi