Giật mình bằng chứng khủng long cũng nhiễm trùng đường hô hấp

Các nhà khoa học quốc tế vừa khám phá bằng chứng đầu tiên về chứng nhiễm trùng đường hô hấp từng tồn tại ở loài khủng long.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khảo cổ Mỹ đã tìm thấy phần còn lại hóa thạch của một loài khủng long diplodocid trẻ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khảo cổ Mỹ đã tìm thấy phần còn lại hóa thạch của một loài khủng long diplodocid trẻ.

Đây là một loài động vật ăn cỏ cổ dài, to lớn, hóa thạch mới của loài này có thể cung cấp bằng chứng đầu tiên về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở một loài khủng long.

Đây là một loài động vật ăn cỏ cổ dài, to lớn, hóa thạch mới của loài này có thể cung cấp bằng chứng đầu tiên về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở một loài khủng long.

Phát hiện mới cũng làm tăng hiểu biết của chúng ta về những căn bệnh đã ảnh hưởng đến khủng long cổ đại trong quá khứ.

Phát hiện mới cũng làm tăng hiểu biết của chúng ta về những căn bệnh đã ảnh hưởng đến khủng long cổ đại trong quá khứ.

Mẫu vật hóa thạch mới được ký hiệu là MOR 7029 thuộc loài khủng long diplodocid, được phát hiện ở tây nam Montana, Mỹ, và mẫu này có niên đại từ cuối Kỷ Jura (cách đây khoảng 150 triệu năm trước).

Mẫu vật hóa thạch mới được ký hiệu là MOR 7029 thuộc loài khủng long diplodocid, được phát hiện ở tây nam Montana, Mỹ, và mẫu này có niên đại từ cuối Kỷ Jura (cách đây khoảng 150 triệu năm trước).

Nhả khảo cổ Mỹ Cary Woodruff và các đồng nghiệp đã kiểm tra ba trong số các xương từ cổ của bộ mẫu vật MOR 7029 và xác định các phần nhô ra của xương có hình dạng và kết cấu bất thường.

Nhả khảo cổ Mỹ Cary Woodruff và các đồng nghiệp đã kiểm tra ba trong số các xương từ cổ của bộ mẫu vật MOR 7029 và xác định các phần nhô ra của xương có hình dạng và kết cấu bất thường.

Vốn dĩ những phần nhô ra này nằm trong một khu vực của mỗi xương, nơi chúng gắn vào một cấu trúc chứa đầy không khí, được gọi là túi khí. Những túi khí này sẽ kết nối với phổi của con khủng long chủ và tạo thành một phần của hệ thống hô hấp của khủng long diplodocid.

Vốn dĩ những phần nhô ra này nằm trong một khu vực của mỗi xương, nơi chúng gắn vào một cấu trúc chứa đầy không khí, được gọi là túi khí. Những túi khí này sẽ kết nối với phổi của con khủng long chủ và tạo thành một phần của hệ thống hô hấp của khủng long diplodocid.

Tuy nhiên, hình ảnh sau khi quét CT cắt lớp mẫu hóa thạch cho thấy những chỗ lồi lõm bất thường ở những phần nhô ra này, mà các chuyên gia cho rằng, rất có thể chỗ lồi lõm được hình thành để phản ứng với nhiễm trùng trong túi khí mà nó liên kết.

Tuy nhiên, hình ảnh sau khi quét CT cắt lớp mẫu hóa thạch cho thấy những chỗ lồi lõm bất thường ở những phần nhô ra này, mà các chuyên gia cho rằng, rất có thể chỗ lồi lõm được hình thành để phản ứng với nhiễm trùng trong túi khí mà nó liên kết.

Các tác giả suy đoán rằng, điều này có thể là do nhiễm nấm tương tự như aspergillosis, một bệnh đường hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến chim và bò sát và có thể dẫn đến nhiễm trùng xương.

Các tác giả suy đoán rằng, điều này có thể là do nhiễm nấm tương tự như aspergillosis, một bệnh đường hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến chim và bò sát và có thể dẫn đến nhiễm trùng xương.

Họ gợi ý rằng, nếu con khủng long này đã bị nhiễm aspergillosis, thì nó có thể đã trải qua các triệu chứng giống như bệnh cúm hoặc viêm phổi và khó thở. Vì bệnh nhiễm nấm aspergillosis có thể gây tử vong ở chim nếu không được điều trị, và có lẽ con khủng long diplodocid cuối cùng có thể chết do chứng nhiễm trùng này.

Họ gợi ý rằng, nếu con khủng long này đã bị nhiễm aspergillosis, thì nó có thể đã trải qua các triệu chứng giống như bệnh cúm hoặc viêm phổi và khó thở. Vì bệnh nhiễm nấm aspergillosis có thể gây tử vong ở chim nếu không được điều trị, và có lẽ con khủng long diplodocid cuối cùng có thể chết do chứng nhiễm trùng này.

Huỳnh Dũng (Theo Scitechdaily)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giat-minh-bang-chung-khung-long-cung-nhiem-trung-duong-ho-hap-1676463.html