Giật mình súng chống tăng Đức có thể hủy diệt T-90
Với sức xuyên phá giáp đồng nhất lên tới 900mm, súng chống tăng Panzerfaust 3 của Đức hoàn toàn có khả năng khiến xe tăng T-90 của Nga phải trả giá đắt.
Panzerfaust 3 hay còn được biết tới với cái tên "The German RPG" là một trong những mẫu súng chống tăng cầm tay hiện đại nhất thế giới hiện nay do Đức chế tạo. Thoạt nhìn, Panzerfaust 3 làm ta liên tưởng tới ngay đến mẫu súng chống tăng RPG-7 của Liên Xô chế tạo từ đầu những năm 1960.
Súng chống tăng Panzerfaust 3 được Quân đội Tây Đức phát triển từ năm 1978 đến năm 1985 nhằm tăng cường sức mạnh cho các đơn vị bộ binh của nước này trước các loại xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Liên Xô, thay thế cho mẫu súng chống tăng PzF 44 đã lỗi thời. Tuy nhiên do các biến động của lịch sử mãi đến năm 1992 Panzerfaust 3 mới được đưa vào trang bị trong Quân đội Đức (lực lượng vũ trang nước Đức thống nhất).
Về thiết kế, Panzerfaust 3 vẫn mang đậm hình dáng của PzF, 44 tuy nhiên nó lại được trang bị các loại chống tăng tiên tiến hơn và đầu đạn lớn hơn có thể lên đến 110mm. Bản thân Panzerfaust 3 cũng được phát triển thành ba biến thể khác nhau gồm PzF 3, PzF 3-IT và PzF 3 Bunkerfaust.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến trên chiến trường, súng chống tăng Panzerfaust 3 cũng được trang bị hệ thống kính ngắm quang học mới có tên gọi là Dynarange (nặng 2.3kg). Về cơ bản đây là thiết bị đo và tính toán phạm vi từ Panzerfaust 3 đến mục tiêu, thậm chí là tăng tầm bắn hiệu quả của súng lên tới 600m đối với cả mục tiêu di động lẫn cố định.
Cân nặng tối đa của một biến thể Panzerfaust 3 chỉ tầm 15,6kg và có thể được triển khai bởi một binh sĩ, còn đạn chống tăng của súng chỉ dừng ở mức 3,9kg với nhiều biến thể khác nhau tùy theo mục tiêu tác chiến. Chiều dài tối đa của Panzerfaust 3 là 1.2m dài hơn nhiều so với RPG-7.
Đạn chống tăng của Panzerfaust 3 về cơ bản có ba loại gồm: đầu đạn nổ lõm, đầu đạn nổ lõm Tandem và đầu đạn chống boong ke. Trong đó đầu đạn Tandem được thiết kế để chống lại các loại xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ hoặc giáp đa lớp với khả năng xuyên phá lên tới 900mm.
Súng chống tăng Panzerfaust 3 cũng có những hạn chế của riêng mình như nó không thể được triển khai từ vị trí có không gian hạn chế, trọng lượng của nó cũng nặng hơn gấp đôi so với RPG-7 nhưng các tính năng gần như tương đương. Trong khi đó ống phóng của nó cũng không thể tái sử dụng ngay trên chiến trường.
Tầm bắn hiệu quả của Panzerfaust 3 đối với mục tiêu cố định là 400m còn di động là 300mm, tầm bắn tối đa của nó cũng gần 920mm. Ở biến thể chống boong ke, PzF 3 Bunkerfaust nó có thể xuyên lớp bê tông dày tới 360mm.
Hiện tại Panzerfaust 3 được trang bị khá rộng rãi trong quân đội các nước Châu Âu hoặc các quốc gia trong khối NATO. Giá thành đắt đỏ của Panzerfaust 3 cũng ngăn mẫu súng chống tăng này tiếp cận với thị trường vũ khí thế giới, khi một khẩu Panzerfaust 3 có mức giá lên tới hơn 11.000 USD chưa bao gồm đạn.
Lịch sử tham chiến của Panzerfaust 3 cũng khá mờ nhạt ,đa phần ở chiến trường Afghanistan. Gần đây chính phủ Đức cũng viện trợ số lượng đáng kể mẫu súng chống tăng này cho lực lượng dân quân người Kurd ở Iraq để chống IS với 200 ống phóng cùng 2.500 đơn vị đạn.
Trong ảnh là một binh sĩ Hà Lan với biến thể PzF 3-IT cùng đầu đạn nổ lõm Tandem.