Gieo mầm học tập trên mảnh đất quê hương
Một buổi chiều, ghé thăm nhà anh Tư, một nông dân có hai vụ lúa, ba đứa con. Anh không có bằng đại học, nhưng luôn có quyển sổ tay trong túi áo. Gặp giống lúa lạ, anh ghi. Nghe cách bón phân mới, anh chép. Con gái đi học về, chỉ anh cách mở YouTube xem kỹ thuật chăm ruộng. Anh cười, nói: 'Tui học vậy đó, học hoài, học miết, học tới chết mới thôi'.
Một buổi chiều, ghé thăm nhà anh Tư, một nông dân có hai vụ lúa, ba đứa con. Anh không có bằng đại học, nhưng luôn có quyển sổ tay trong túi áo. Gặp giống lúa lạ, anh ghi. Nghe cách bón phân mới, anh chép. Con gái đi học về, chỉ anh cách mở YouTube xem kỹ thuật chăm ruộng. Anh cười, nói: “Tui học vậy đó, học hoài, học miết, học tới chết mới thôi”.
Chợt nghĩ, người như anh Tư, tuy không ngồi trong lớp, nhưng chính là người đang làm giàu tri thức cho chính mình – một người học suốt đời.


Học để trưởng thành, học để giải phóng bản thân
Người ta vẫn hay nói sinh ra ở đâu là số phận, nhưng sống như thế nào là lựa chọn. Mỗi người dân nông thôn, nếu được tiếp cận tri thức, nếu được khơi dậy tinh thần học tập, sẽ không còn là “người thừa hành” trong chính cuộc đời mình.
Mỗi người dân được tiếp thu tri thức, sẽ tự cao năng lực bản thân sẽ hình thành năng lực xã hội nông thôn. Sức mạnh một cộng đồng tri thức sẽ trở thành sức mạnh chuyển hóa tích cực xã hội nông thôn, tiến tới những làng thông minh, làng hạnh phúc, làng quê đáng sống.

Khi người nông dân, học cách dùng điện thoại để giúp cho công việc thu hoạch thuận tiện hơn. Nguồn: ITN
Khi người dân biết chủ động học cách canh tác bền vững; khi người phụ nữ thôn quê biết tính toán chi tiêu, học nghề, khởi sự kinh doanh nhỏ; khi người cao tuổi vẫn đi học chữ, học cách dùng điện thoại để gọi bác sỹ từ xa; khi lớp trẻ học nghề không phải để bỏ quê mà để làm chủ ruộng đồng… thì xã hội học tập không còn là khẩu hiệu, mà là sức sống đang đâm chồi từ mỗi người dân.

Chuyển đổi số là điều cần thiết nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh. Nguồn: ITN


Tôi tự học - không ai học thay được cho mình
Trong quyển sách Tôi tự học, người ta không thấy những triết lý xa xôi, mà là lời nhắn gửi rất thật: “Muốn hiểu người khác, trước hết phải hiểu mình. Muốn làm người tử tế, phải bắt đầu từ học”. Tự học không phải là chuyện dành cho giới trí thức. Đó là hành trình của mỗi người muốn thoát khỏi sự mù mờ, nắm lấy tay lái cuộc đời mình.

Cán bộ cấp xã được đào tạo tin học. Nguồn: baocaobang.vn
Một cán bộ xã, nếu không tự học, sẽ mãi là người chép lại các chỉ đạo.
Một công chức địa chính, nếu không học thêm về kỹ năng giao tiếp, sẽ thấy dân là “việc phải giải quyết”, chứ không phải “người để phục vụ”.
Một cán bộ văn hóa, nếu không hiểu rõ phong tục, lịch sử địa phương, sẽ biến di sản thành vật trang trí vô hồn.
Người cán bộ học để làm việc tốt hơn, nhưng cũng để làm người sâu hơn. Tự học không để thăng tiến, mà để tự mình hiểu vì sao mình đang làm những việc ấy, làm sao mình có thể làm tốt hơn từng ngày.

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN
Học tập suốt đời - nền móng cho nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới hôm nay không thể chỉ bằng bê tông cốt thép, xi măng. Nếu không có “bản đồ tư duy mới”, chúng ta dễ rơi vào vòng lặp của lạc hậu trong vỏ hiện đại. Thật xúc động khi nhiều địa phương trong cả nước có chương trình sách hóa nông thôn, có tủ sách của dòng tộc, tủ sách của làng.
Một xã học tập không chỉ có trường học, mà có tinh thần học tập thấm vào từng ngõ xóm. Người dân học để biết bảo vệ môi trường, biết gìn giữ nghề truyền thống. Cán bộ, công chức học để phục vụ dân tốt hơn, đổi mới hành chính, vận động hiệu quả. Cộng đồng học để cùng nhau tự chủ, không ỷ lại, không trông chờ ban phát. Cái học đó không cần bằng cấp. Nó cần thái độ. Cần sự khiêm tốn để nhận mình chưa biết, và sự kiên trì để theo đuổi điều mình cần biết.

Di s
ản lớn nhất là tinh thần học hỏi
Không phải công trình hay nhiệm kỳ, thứ để lại lâu nhất là một xã hội biết học - một thế hệ biết khơi nguồn tri thức.
Khi cán bộ học, dân sẽ học theo. Khi dân học, cộng đồng sẽ mạnh. Khi cộng đồng mạnh, nông thôn mới không chỉ mới ở hình thức, mà mới ở trong từng suy nghĩ, cách sống, cách làm ăn.
Nhớ mãi lời anh Tư hôm đó: “Không học, sao biết mình sai chỗ nào. Học, để lỡ mai này có làm chủ ruộng đồng, còn biết điều khiển chính mình”. Câu nói ấy, tưởng bình dị mà thấm đẫm một triết lý sống: Học không phải để hơn người, mà để hơn mình hôm qua.
L
ã
nh đạo x
ã
, phường hãy
học cùng dân
Chúng ta đang đứng trước một chặng đường mới, không chỉ sáp nhập địa giới hành chính, mà cần sáp nhập tư duy, sáp nhập niềm tin.
Hãy học cùng dân. Hãy khuyến học bằng gương. Hãy tạo ra cộng đồng học tập không bằng mệnh lệnh, mà bằng kết nối.

Một lãnh đạo xã, nếu chỉ ra văn bản, chưa chắc tạo được thay đổi. Nhưng nếu người dân thấy chính anh Chủ tịch xã cũng đọc sách, cũng ghi chép, cũng đến lớp tập huấn, cũng lắng nghe để học, thì họ sẽ nghĩ: “Nếu ảnh học được, mình cũng học được”. Đó chính là khuyến học bằng gương sáng. Là cách gieo tri thức không bằng mệnh lệnh, mà bằng cảm hóa. Là một niềm tin mạnh mẽ rằng bất cứ ai - già trẻ, gái trai, cán bộ hay dân thường - đều có thể học, đều có thể trưởng thành nhờ học.
Nông thôn sẽ chỉ thực sự đổi thay khi mỗi người dân đều muốn học, học để sống tốt hơn, làm ăn giỏi hơn, làm người tử tế hơn. Và điều đó bắt đầu… từ người lãnh đạo xã, phường, những người đầu tàu của xã hội học tập hôm nay.
Hãy nhớ rằng “Càng học, con người càng biết nhiều điều mình chưa biết. Càng không học, con người càng ngỡ mình đã biết đủ”.
Và mỗi người chúng ta cùng nhớ lại lời di huấn năm xưa của Bác:
“Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”;
“Tự mãn thì không tiến bộ được nữa; không tiến bộ là thoái bộ, mà thoái bộ là không làm tròn nhiệm vụ”.