Giới siêu cường và cuộc chạy đua trong công nghệ vệ tinh

VietTimes -- Ngoài Mỹ, Trung Quốc và Nga, Anh và Nhật cũng đã phóng số lượng lớn vệ tinh, khiến quỹ đạo Trái đất dày đặc các vệ tinh nhân tạo.

Nga bắt đầu thực hiện dự án vệ tinh thông tin Sfera tương tự Starlink của Mỹ (Ảnh: Toutiao)

Nga bắt đầu thực hiện dự án vệ tinh thông tin Sfera tương tự Starlink của Mỹ (Ảnh: Toutiao)

Nga đứng thứ ba với 256 vệ tinh, đang tăng tốc

Liên bang Xô-viết, quốc gia từng tham gia cuộc chạy đua không gian với Mỹ, đã có một lượng lớn di sản về không gian được nước Nga thừa kế sau khi tan rã. Tuy nhiên, Nga không hoàn toàn thừa kế được toàn bộ di sản của Liên Xô, điều này cũng dẫn đến số lượng vệ tinh của họ không nhiều, hiện Nga chỉ có 256 vệ tinh trên quỹ đạo.

Nhưng dù có số lượng ít hơn 10 lần so với Mỹ, Nga vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Cần biết rằng, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại được Liên Xô phóng lên, điều này cũng đưa thế giới bước vào kỷ nguyên mới về thăm dò, khám phá không gian. Với sự tan rã của Liên Xô, sự phát triển hàng không vũ trụ của Nga đã trải qua một khoảng thời gian trì trệ, điều này cũng mang lại tác động nhất định.

Chính vì vậy, Nga, quốc gia có thể cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đã dần tụt hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi kinh tế Nga phát triển ổn định, chương trình không gian cũng được đưa vào trong các nhiệm vụ chính của nước này và việc phóng vệ tinh lại trở thành ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, Nga đang tiến hành đánh giá toàn diện các dự án vệ tinh và làm rõ các loại vệ tinh sẽ được phóng trong tương lai. Theo kế hoạch, Nga sẽ phóng nhiều loại vệ tinh khác nhau nhằm mục đích đáp ứng thông tin, dẫn đường và kiểm tra môi trường.

 Một vệ tinh của Nga trên quỹ đạo (Anht: Toutiao).

Một vệ tinh của Nga trên quỹ đạo (Anht: Toutiao).

Năm 2022, Nga đã phóng vệ tinh “Sfera” đầu tiên vào vũ trụ, đánh dấu sự thành công của nước này trong lĩnh vực vệ tinh thông tin. Vệ tinh này, còn được gọi là "Starlink" phiên bản Nga, đặt nền móng để Nga hoàn thiện hệ thống thông tin vệ tinh.

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Ukraine đã nhận được sự giúp đỡ của Mỹ và có được kênh thông tin liên lạc do hệ thống “Starlink” cung cấp, đã xoay chuyển thành công cục diện cuộc chiến về mặt chiến thuật. Nga biết rõ điều này và đương nhiên muốn đưa "Starlink" vào trận tuyến của Nga.

Để đạt được mục tiêu này, Nga đã đề ra dự án “Sfera”, trong đó sẽ triển khai hơn 600 vệ tinh thông tin để đảm bảo phủ sóng liên lạc toàn bộ nước Nga. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về số lượng vệ tinh giữa "Sfera" và "Starlink", nhưng đây đã không còn là một vấn đề lớn đối với Nga.

Ngoài ra, Tập đoàn Hàng không vũ trụ Nga cũng tuyên bố sẽ phóng hơn 800 vệ tinh trước năm 2030, nâng số lượng vệ tinh nhân tạo của Nga lên hơn 1.000. Điều này cũng thể hiện quyết tâm của Nga trong việc thám hiểm không gian và sẽ không tụt hậu so với Mỹ.

Xét cho cùng, Nga cũng là một trong những cường quốc trên thế giới, sức mạnh tổng hợp không hề thua kém Mỹ. Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Nga đã có nền tảng thâm hậu. Mỹ cũng hiểu điều này và xem Nga là đối thủ cạnh tranh quan trọng trong việc phát triển không gian của mình.

Anh, Nhật Bản nhập cuộc

Ngoài Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Nhật Bản cũng là các cường quốc về số lượng vệ tinh đã được phóng. Anh hiện có tới 414 và Nhật có 410 vệ tinh trên quỹ đạo.

Vương quốc Anh là quốc gia thứ ba trên thế giới phóng vệ tinh nhân tạo. Năm 1962, nước này đã phóng vệ tinh đầu tiên “Ariel-1” (hay UK-1), phần lớn các vệ tinh của Anh là vệ tinh thông tin, thuộc dự án OneWeb của Công ty OneWeb.

 Vệ tinh Ariel-1 đầu tiên của Anh được NASA phóng năm 1962 (Ảnh:Wiki)

Vệ tinh Ariel-1 đầu tiên của Anh được NASA phóng năm 1962 (Ảnh:Wiki)

Vương quốc Anh, với tư cách là 1 trong 5 Ủy viên thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc, từng là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Mặc dù nhiều người cho rằng công nghệ hàng không vũ trụ của Vương quốc Anh từng mạnh hơn Trung Quốc, nhưng Anh lại là một quốc gia yếu kém trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Việc phóng vệ tinh của Anh chủ yếu nhờ vào Cơ quan Vũ trụ Châu Âu hoặc NASA của Mỹ.

Trên thực tế, Anh luôn mong muốn đi đầu trong các dự án không gian.

Ngay từ năm 1952, Anh đã công bố Kế hoạch Không gian Anh, với tham vọng phóng các vệ tinh lên vũ trụ và triển khai nhiều dự án không gian khác nhau. Tuy nhiên, do diện tích đất nước nhỏ và mối liên hệ chặt chẽ về công nghệ với Mỹ, nên các vệ tinh đã không thực sự được phóng từ lãnh thổ Anh trong nhiều thập kỷ.

Năm 1971, Anh cuối cùng đã có được loạt tên lửa "Black Arrow" của riêng mình nhưng địa điểm phóng lại là Australia.

Phải đến năm 2017, Công ty Virgin Orbit mới được thành lập và ý tưởng phóng vệ tinh từ lãnh thổ Anh một lần nữa được đưa vào chương trình nghị sự của cơ quan hàng không vũ trụ nước này.

 Vệ tinh "Ohsumi-1" đầu tiên của Nhật phóng năm 1970 (Ảnh: Wiki).

Vệ tinh "Ohsumi-1" đầu tiên của Nhật phóng năm 1970 (Ảnh: Wiki).

Cuối cùng, vào ngày 10/1/2023, vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Anh từ lãnh thổ mình đã được tiến hành nhưng thất bại do tên lửa mang "LauncherOne" chở vệ tinh không đi vào quỹ đạo đã định. Đây vốn là thời khắc lịch sử mà dân chúng Anh đã chờ đợi trong hơn 70 năm. Sự thất bại trong nhiệm vụ này làm bộc lộ thêm những vấn đề của công nghệ hàng không vũ trụ hiện nay của họ.

Trong khi đó, Nhật Bản đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên "Ohsumi-1" vào năm 1970. Lúc đó, Trung Quốc và Nhật Bản có trình độ công nghệ ngang nhau.

Mọi chuyện thay đổi vào tháng 2/1977, khi vệ tinh Hoa Cúc-2 của Nhật Bản được đưa vào quỹ đạo địa tĩnh, đồng nghĩa với việc Nhật Bản trở thành quốc gia thứ ba phóng được vệ tinh địa tĩnh sau Mỹ và Liên Xô.

Thực tế việc này nhờ vào sự giúp đỡ của Mỹ. Ví dụ, trong số vệ tinh thử nghiệm kỹ thuật II do Nhật phóng, linh kiện của Nhật chỉ chiếm 40%. Trong số các vệ tinh phát sóng radio được phóng năm 1978, chỉ có 15% là linh kiện của Nhật Bản.

Có thể thấy, trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Nhật Bản về cơ bản không có bản quyền sở hữu trí tuệ độc lập nên chỉ có thể ký thỏa thuận bảo mật để sử dụng sản phẩm của Mỹ, nên Nhật Bản bị những hạn chế trong lĩnh vực chinh phục không gian..

Vì vậy, mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ của Nhật Bản khởi đầu không muộn nhưng tốc độ phát triển vệ tinh thông tin quân sự của Nhật khá chậm chạp.

Theo Toutiao, Tencent

Thu Thủy

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/gioi-sieu-cuong-va-cuoc-chay-dua-trong-cong-nghe-ve-tinh-post175945.html