Giông bão bủa vây cổ phiếu VEA

Thông tin cựu Chủ tịch HĐQT VEAM Trần Ngọc Hà bị bắt được công bố cuối tuần qua đã khiến cổ phiếu VEA gặp khó khăn trong phiên giao dịch sáng ngày 5/8.

Theo đó, ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch ngày 5/8, sắc đỏ đã phủ kín của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) . Kết thúc phiên sáng VEA giảm 1,2% về mức giá 58.500 đồng/cp.

Trong tháng 7 vừa qua, cổ phiếu VEA giao dịch khá tích cực khi tăng mạnh từ mức giá 57.000 đồng/cp lên 64.500 đồng/cp (phiên 26/7), tương đương mức tăng 13,2%. Tuy nhiên, VEA đã không giữ được đà tăng và quay đầu điều chỉnh về mức giá hiện tại trong những phiên giao dịch sau đó.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, ghi nhận 3.418 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết lên tới 3.318 tỷ đồng, tăng 12%. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đầu năm VEAM đạt 2.558,71 đồng.

Tính tới cuối quý II/2019, tổng tài sản VEAM đạt 29.421 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền và tương đương của VEAM lên tới 12.377 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản công ty. Việc nắm giữ lượng tiền và tương đương lớn (bao gồm hơn 10.000 tỷ đồng gửi ngân hàng) đã giúp VEAM thu về hàng trăm tỷ doanh thu tài chính mỗi quý.

Tuy nhiên, cuối tuần qua,các cổ đông của VEAM phải đón nhận một thông tin về việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên.

Đồng thời, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với , nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc; và Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, ông Trần Ngọc Hà từng là người đại diện vốn nhà nước tại VEAM, cho đến tháng 6/2019, Bộ Công Thương đã có văn bản miễn nhiệm ông Trần Ngọc Hà làm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Hồi tháng 3/2019, Hội đồng quản trị VEAM cũng đã ban hành nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh tổng giám đốc đối với ông Trần Ngọc Hà. Lý do bãi nhiệm không được công bố chi tiết.

Điều này đã khiến các nhà đầu tư lo lắng cho “số phận” của cổ phiếu VEA trên sàn chứng khoán trong những ngày tới đây bởi trong quá khứ đã có không ít cổ phiếu lao dốc trước những thông tin khởi tố, bắt giam các cựu lãnh đạo.

Hiện, Bộ Công Thương đang là cổ đông lớn nhất tại VEAM với 88,47% vốn điều lệ, tương đương 1,1 tỷ cổ phiếu , Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Hòa An hơn 79,7 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 6% vốn điều lệ.

Báo cáo tình hình quản trị VEAM 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, ông Hà nắm giữ 102.400 cổ phiếu VEA, tỷ lệ 0,0077%; bà Trần Thị Diệu Khanh, vợ ông Hà sở hữu 100.000 cổ phiếu. Em trai ông Hà là Trần Ngọc Sơn nắm giữ 16.600 cổ phiếu, Trần Ngọc Lâm 11.100 cổ phiếu. Số còn lại gồm: chị gái Trần Thị Hải, em gái Trần Thị Thanh và Trần Thị Xuân, mỗi người sở hữu 10.000 cổ phần.

Như vậy, tổng số cổ phần ông Hà, vợ và những người trong gia đình nắm giữ là 260.100 cổ phiếu, tương đương hơn 15 tỷ đồng.

Trước đó, theo kết luận thanh tra của Bộ Công thương, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2018, mặc dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hàng năm đều có lãi, tuy nhiên thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh (Toyota, Honda, Ford...) mang lại.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.

Cụ thể, có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.

Anh Minh

Nguồn Thương Gia: http://thuonggiaonline.vn/giong-bao-bua-vay-co-phieu-vea-25173.htm