Giữ 'lửa nghề' ở làng mộc Phúc Lộc

Không chỉ chứa đựng vẻ đẹp tinh hoa truyền thống, hiện nay, làng mộc Phúc Lộc ở tỉnh Ninh Bình còn ngày càng phát triển, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn người dân địa phương.

Trong không khí hối hả chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2025, những ngày này, tại làng mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, TP Hoa Lư), người dân đang tất bật để sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường dịp Tết. Ảnh: Đình Minh

Trong không khí hối hả chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2025, những ngày này, tại làng mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, TP Hoa Lư), người dân đang tất bật để sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường dịp Tết. Ảnh: Đình Minh

Ông Vũ Văn Nam (trú phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong) cho biết: Theo các cụ cao niên kể lại, nghề mộc tại đây có từ thời Đinh - Lê, với các sản phẩm đầu tiên phục vụ cho nhà thờ, đền, đình, chùa... Trải qua thời gian, đôi bàn tay những người thợ ngày càng khéo léo hơn để tạo ra những sản phẩm độc đáo, giúp làng nghề ngày càng phát triển. Ảnh: Đình Minh

Ông Vũ Văn Nam (trú phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong) cho biết: Theo các cụ cao niên kể lại, nghề mộc tại đây có từ thời Đinh - Lê, với các sản phẩm đầu tiên phục vụ cho nhà thờ, đền, đình, chùa... Trải qua thời gian, đôi bàn tay những người thợ ngày càng khéo léo hơn để tạo ra những sản phẩm độc đáo, giúp làng nghề ngày càng phát triển. Ảnh: Đình Minh

Anh Vũ Văn Sơn, 37 tuổi (trú phố Phúc Sơn) cho biết: Anh hiện có xưởng mộc rộng 300m2 với 5 nhân công đang làm việc tại xưởng, thu nhập trung bình của mỗi người là 10 triệu đồng/tháng. 'Làng mộc hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất từ tháng 10 âm lịch trở đi, bởi vì thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm, trang hoàng nhà cửa đón Tết của người dân tăng cao', anh Sơn chia sẻ. Ảnh: Đình Minh.

Anh Vũ Văn Sơn, 37 tuổi (trú phố Phúc Sơn) cho biết: Anh hiện có xưởng mộc rộng 300m2 với 5 nhân công đang làm việc tại xưởng, thu nhập trung bình của mỗi người là 10 triệu đồng/tháng. 'Làng mộc hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất từ tháng 10 âm lịch trở đi, bởi vì thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm, trang hoàng nhà cửa đón Tết của người dân tăng cao', anh Sơn chia sẻ. Ảnh: Đình Minh.

Theo anh Sơn, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các xưởng sản xuất tại làng mộc luôn chọn những loại gỗ có chất lượng cao, không cong vênh, nứt nẻ, phải đảm bảo độ dẻo mịn, dễ chạm khắc và đánh bóng. 'Hiện nay, các xưởng đang hướng đến mở rộng sản xuất các mặt hàng dân dụng như giường, tủ, bàn, ghế, cửa, chấn song, tay vịn cầu thang và hàng trang trí nội thất… để đáp ứng nhu cầu của thị trường', anh Sơn nói. Ảnh: Đình Minh

Theo anh Sơn, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các xưởng sản xuất tại làng mộc luôn chọn những loại gỗ có chất lượng cao, không cong vênh, nứt nẻ, phải đảm bảo độ dẻo mịn, dễ chạm khắc và đánh bóng. 'Hiện nay, các xưởng đang hướng đến mở rộng sản xuất các mặt hàng dân dụng như giường, tủ, bàn, ghế, cửa, chấn song, tay vịn cầu thang và hàng trang trí nội thất… để đáp ứng nhu cầu của thị trường', anh Sơn nói. Ảnh: Đình Minh

Theo các chủ xưởng mộc tại làng nghề cho biết: Nhìn chung, một sản phẩm mộc thường có giá từ vài triệu đồng trên 1m2, cao hơn hẳn so với các sản phẩm làm bằng chất liệu khác. Tuy giá thành khá đắt nhưng so về tính thẩm mĩ, độ bền và sang trọng thì khách hàng vẫn ưa chuộng hàng mộc. Nhờ có dấu ấn làng nghề, thương hiệu lâu năm nên các xưởng ở đây đều đã có một lượng khách nhất định, buôn bán ổn định trong năm. Ảnh: Đình Minh

Theo các chủ xưởng mộc tại làng nghề cho biết: Nhìn chung, một sản phẩm mộc thường có giá từ vài triệu đồng trên 1m2, cao hơn hẳn so với các sản phẩm làm bằng chất liệu khác. Tuy giá thành khá đắt nhưng so về tính thẩm mĩ, độ bền và sang trọng thì khách hàng vẫn ưa chuộng hàng mộc. Nhờ có dấu ấn làng nghề, thương hiệu lâu năm nên các xưởng ở đây đều đã có một lượng khách nhất định, buôn bán ổn định trong năm. Ảnh: Đình Minh

Theo anh Phạm Văn Thêm, chủ một xưởng mộc ở Phúc Lộc cho biết: Để chiều theo sở thích, nhu cầu, kích thước sản phẩm mộc của khách hàng, các chủ xưởng thường đề nghị khách phải chờ từ vài tuần đến vài tháng, có sản phẩm phải báo trước cả nửa năm mới có. Thời điểm cận Tết, anh Thêm cho biết, các đơn hàng đến tấp nập nên công nhân phải làm từ sáng sớm đến đêm muộn vẫn chưa hết việc. Ảnh: Đình Minh

Theo anh Phạm Văn Thêm, chủ một xưởng mộc ở Phúc Lộc cho biết: Để chiều theo sở thích, nhu cầu, kích thước sản phẩm mộc của khách hàng, các chủ xưởng thường đề nghị khách phải chờ từ vài tuần đến vài tháng, có sản phẩm phải báo trước cả nửa năm mới có. Thời điểm cận Tết, anh Thêm cho biết, các đơn hàng đến tấp nập nên công nhân phải làm từ sáng sớm đến đêm muộn vẫn chưa hết việc. Ảnh: Đình Minh

Chị Nguyễn Thị Lan (trú phường Ninh Phong, TP Hoa Lư) cho biết: Tại làng nghề, chị là một trong số ít phụ nữ theo nghề mộc. 'Tính đến nay, tôi đã theo nghề được 4 năm. Mọi công việc như chà nhám, mài, khắc hoa văn... tôi đều làm được. Ở đây, chúng tôi làm công nhật, thu nhập theo ngày, được khoảng 400.000đ/ngày, rất thoải mái', chị Lan cho biết. Ảnh: Đình Minh

Chị Nguyễn Thị Lan (trú phường Ninh Phong, TP Hoa Lư) cho biết: Tại làng nghề, chị là một trong số ít phụ nữ theo nghề mộc. 'Tính đến nay, tôi đã theo nghề được 4 năm. Mọi công việc như chà nhám, mài, khắc hoa văn... tôi đều làm được. Ở đây, chúng tôi làm công nhật, thu nhập theo ngày, được khoảng 400.000đ/ngày, rất thoải mái', chị Lan cho biết. Ảnh: Đình Minh

Các sản phẩm được tạo nên từ đôi bàn tay của người thợ làng mộc Phúc Lộc. Ảnh: Đình Minh

Các sản phẩm được tạo nên từ đôi bàn tay của người thợ làng mộc Phúc Lộc. Ảnh: Đình Minh

Ông Phạm Văn Chuyền - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Phong cho biết: Làng mộc Phúc Lộc hiện có gần 300 cơ sở, hộ gia đình tham gia sản xuất, qua đó, đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập từ 8 -10 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Đình Minh

Ông Phạm Văn Chuyền - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Phong cho biết: Làng mộc Phúc Lộc hiện có gần 300 cơ sở, hộ gia đình tham gia sản xuất, qua đó, đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập từ 8 -10 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Đình Minh

'Hiện tại, thành phố đã quy hoạch khu làng nghề tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tiếng ồn trong khu dân cư. Năm 2016, làng Phúc Lộc được UBND tỉnh công nhận là làng nghề với các sản phẩm chính là sản xuất gỗ mỹ nghệ truyền thống. Từ đây, đã tạo động lực cho những người dân chuyên tâm hơn trong việc lưu giữ và phát huy giá trị, tinh hoa của nghề mà cha ông để lại', ông Chuyền chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

'Hiện tại, thành phố đã quy hoạch khu làng nghề tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tiếng ồn trong khu dân cư. Năm 2016, làng Phúc Lộc được UBND tỉnh công nhận là làng nghề với các sản phẩm chính là sản xuất gỗ mỹ nghệ truyền thống. Từ đây, đã tạo động lực cho những người dân chuyên tâm hơn trong việc lưu giữ và phát huy giá trị, tinh hoa của nghề mà cha ông để lại', ông Chuyền chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Làng mộc Phúc Lộc tất bật vào Tết. Video: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/giu-lua-nghe-o-lang-moc-phuc-loc-10298235.html