Giữ lửa nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, làng nghề này không chỉ là nơi sản xuất các tác phẩm sơn mài độc đáo mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn sống cho hàng nghìn lao động và góp phần vào kinh tế địa phương.
Tiếp tục gìn giữ và phát triển từng nét truyền thống của làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nơi được xem một trong làng lâu đời nhất tỉnh Bình Dương, đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển.
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương không chỉ là một điểm sáng trong lịch sử nghề truyền thống mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê nghệ thuật và mong muốn khám phá vẻ đẹp những bức tranh sơn mài do các nghệ nhân lành nghề làm ra.
Với hàng trăm năm lịch sử, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đã chứng minh giá trị của mình qua những sản phẩm sơn mài độc đáo và tinh tế. Những bức tranh, bình, lọ, hộp quà và nhiều sản phẩm trang trí khác từ làng nghề này không chỉ góp phần tô điểm cho không gian sống mà còn là biểu tượng của văn hóa truyền thống và nghệ thuật độc đáo ở Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trong những năm gần đây, nỗ lực bảo tồn và phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đã được xây dựng nhiều sản phẩm từ làng nghề này được công nhận là đạt chuẩn OCOP (Ứng dụng chứng nhận sản phẩm nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm từ thủ công mỹ nghệ). Đặc biệt, một số sản phẩm đã đạt được danh hiệu OCOP 3 sao, thể hiện chất lượng và giá trị cao của nghề sơn mài Tương Bình Hiệp.
Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp được công nhận OCOP là niềm tự hào cho người làm nghề mà còn là động lực mạnh mẽ giữ lửa cho nghề truyền thống. Việc các sản phẩm từ làng nghề này được công nhận và đánh giá cao sẽ thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng cũng như đầu tư hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự vào cuộc của những người yêu nghề muốn giữ lấy nghề sơn mài.
Tuy nhiên, theo Nghệ nhân Lê Bá Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc Bình Dương, chủ cơ sở Sơn mài Tư Bốn, không chỉ dừng lại ở việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn OCOP, mà còn cần có các biện pháp để tiếp cận và tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn. Việc xây dựng chứng nhận OCOP sẽ tạo ra các kênh phân phối rộng rãi, thúc đẩy du lịch văn hóa kết hợp với nghề sơn mài cũng là một trong những chiến lược quan trọng để giữ lửa cho làng nghề này.Tương lai của làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp không chỉ là việc duy trì mà còn là việc phát triển và trở thành điểm đến lý tưởng cho những người yêu nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp của nghề sơn mài truyền thống ở đây.
Trong lòng làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Sơn mài Tư Bốn đã tiên phong đi đầu và được công nhận 9 sản phẩm. Đây là chất xúc tác để các hộ gia đình, cơ sở khác sẽ nhân rộng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
“Do nhu cầu thị trường mẫu mã thay đổi liên tục nên cần chia ra các nhóm sản phẩm, nhưng trong tiêu chí OCOP không có riêng cho thủ công mỹ nghệ, OCOP là chung cho mỗi phường, mỗi xã 1 sản phẩm. Theo tôi nghĩ mai mốt tách ra để cho những ngành như thủ công mỹ nghệ ở các cơ sở được công nhận nhiều hơn về sản phẩm OCOP chứ không như 1 trái bưởi, 1 trái cam” – nghệ nhân Lê Bá Linh đề xuất.
Đối với người làng nghề, sản phẩm OCOP không chỉ là một cơ hội kinh doanh mới mà còn mở ra hướng đi mới cho sản phẩm. Qua việc tham gia vào chương trình OCOP, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp được tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, làng nghề sẽ được chỉ dẫn, quy trình sản xuất, nguồn gốc, có cơ hội tiếp cận với các kênh phân phối chính thống và xuất khẩu. Điều này giúp các hộ gia đình ý thức hơn trong việc nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tạo ra thu nhập ổn định và bền vững cho cộng đồng làng nghề.
“Sản phẩm OCOP như Sơn Mài Tư Bốn không chỉ là một sản phẩm mà còn là cả một câu chuyện về truyền thống và nghệ thuật. Nhờ vào chương trình này, những người yêu nghề có cơ hội để khám phá và phát triển tiềm năng của mình, từ đó đẩy mạnh sự phát triển toàn diện cho ngành sơn mài, giữ lửa cho nghề và làm nên tên tuổi của làng nghề Tương Bình Hiệp” – ông Lê Bá Linh chia sẻ.
Chị Tống Thị Phương, người làm nghề sơn mài nhiều năm ở Tương Bình Hiệp cho biết: Những năm qua, người bám trụ với nghề sơn mài cũng dần ít đi, nhưng ai còn trong nghề cũng sống tạm ổn, thu nhập bình quân 8-10 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mong muốn của làng nghề là phát triển hơn nữa cho các hộ dân khác, cơ sở khác để cho sơn mài Tương Bình Hiệp sống dậy và phát triển bền vững hơn.
Làng nghề này vẫn hy vọng và khát khao giữ lửa cho nghề truyền thống của làng, muốn thế hệ sau tiếp tục truyền thống và phát triển nghề sơn mài, mang lại sự tự hào và thịnh vượng cho làng nghề và cộng đồng.
Bí thư Đảng ủy Phường Tương Bình Hiệp, ông Dương Thái Khanh đánh giá cao về sản phẩm OCOP Tương Bình Hiệp, xem đó là một sự nỗ lực về sự kiên trì và sáng tạo của người dân trong làng nghề. Sản phẩm OCOP không chỉ đơn thuần là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của địa phương, là minh chứng cho sức sống của nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển suốt hàng trăm năm qua.
Theo ông Khanh, sản phẩm OCOP còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, mà còn đóng góp tích cực vào việc tạo việc làm cho người dân trong cộng đồng làng nghề có những sản phẩm được công nhân để họ phát huy giá trị vốn có của nó; đồng thời khẳng định sản phẩm tiêu biểu và đặc trưng rất riêng của địa phương. Từ đó, sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP tạo ra cơ hội việc làm ổn định, giúp người dân duy trì cuộc sống.
Tỉnh Bình Dương đang có kế hoạch quy hoạch làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp thành một trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của di sản văn hóa này. Điều này được thực hiện nhằm tạo điểm thu hút du khách và xây dựng các kênh đầu ra cho các sản phẩm sơn mài đặc trưng của làng nghề.
Việc quy hoạch làng nghề thành trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị sẽ giúp tăng cường sự nhận thức và hiểu biết về di sản văn hóa của cộng đồng địa phương và du khách. Các hoạt động như triển lãm, hội thảo và trải nghiệm thực tế sẽ được tổ chức để giới thiệu về nghề sơn mài truyền thống và các sản phẩm nghệ thuật độc đáo của làng nghề.
Ngoài ra, việc xây dựng các kênh đầu ra cho sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp cũng là một phần quan trọng của kế hoạch này. Bằng cách thúc đẩy tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm và tạo ra các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan, sản phẩm sơn mài có thể tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân địa phương sống với nghề sơn mài không bị mai một.