Giữa chiến tranh thương mại: G20 trước bước ngoặt lịch sử
Các nhà lãnh đạo tài chính của G20 đã nhóm họp vào thứ Bảy để tìm ra giải pháp cho hiện trạng tài chính toàn cầu giữa loạt sóng gió thương mại và những gián đoạn về mặt công nghệ số.
Cuộc họp này diễn ra tại Fukuoka với sự tham gia củ các thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định tài chính của Nhóm G20. Sự kiện này cũng đề cập tới những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu từ cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa Bắc Kinh và Washington.
Khi được hỏi liệu các nhà lãnh đạo tài chính khác tại Fukuoka có lo ngại từ những động thái chống thâm hụt thương mại của ông Trump đối với thị trường và thương mại toàn cầu hay không, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói là không nhưng ông thừa nhận rằng tăng trưởng đã chậm lại ở châu Âu, Trung Quốc và các khu vực khác.
Ông Trump và các thành viên trong chính quyền cho rằng những tác động gợn sóng của hàng tỷ đô la thuế quan do Washington áp đặt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm qua đang tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp khác ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Các quan chức G20 dự kiến sẽ bày tỏ sự ủng hộ của họ trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong một thông cáo sẽ được ban hành khi các cuộc họp kết thúc vào Chủ nhật.
Chương trình nghị sự chính thức của họ vào thứ Bảy đã tập trung vào các vấn đề kỹ thuật dài hạn hơn như cải thiện tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, kiểm soát tiền tệ mạng và cải cách hệ thống thuế để đảm bảo công bằng cho cả các ngành công nghiệp truyền thống và mới và cả ngành công nghiệp trực tuyến.
Việc đảm bảo các chính phủ nắm giữ một phần lợi nhuận hợp lý từ sự tăng trưởng khổng lồ của các doanh nghiệp như Google và Amazon ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng, các giám đốc tài chính G20 đã tranh luận về các cải cách nhằm ngăn chặn trốn thuế và hiện đại hóa các chính sách để phù hợp với tình hình tài chính giữa biến đổi công nghệ.
Một mục đích là ngăn chặn một "cuộc đua xuống đáy" từ các quốc gia đang cố gắng thu hút các công ty bằng cách đưa ra mức thuế thấp không bền vững và không công bằng.
"Mọi người, chúng tôi hiện đang đối mặt với một bước ngoặt", Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso phát biểu tại cuộc họp. "Đây có thể là cải cách lớn nhất trong khuôn khổ quốc tế được thiết lập lâu dài trong hơn 100 năm."
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, lần đầu tiên tổ chức G20 kể từ khi nhóm này được thành lập năm 1999. Địa điểm tổ chức cuộc họp tài chính năm nay Fukuoka là một trung tâm phát triển thịnh vượng trong khu vực và là nơi thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp.