Giúp con 'cai nghiện' các thiết bị điện tử
Nhiều đứa trẻ có thể dành cả ngày để xem TV hay chơi điện tử. Kéo con ra khỏi màn hình cảm ứng mà vẫn giữ được không khi vui vẻ trong gia đình trở thành 'nhiệm vụ bất khả thi'.
Năm ngoái, tôi được yêu cầu đưa ra bình luận sau khi một nhóm cha mẹ cùng nhau xem bộ phim tài liệu Screenager. Ngồi ở hàng ghế khán giả, tôi có thể nghe thấy những tiếng thở gấp khi các bác sĩ thảo luận về một tấm phim chụp não bộ một đứa trẻ nghiện trò chơi điện tử trông giống hệt như não của người lớn nghiện ma túy.
Cả hai đều đang tìm kiếm những hóa chất tạo cảm giác hưng phấn tức thời, như dopamine và serotonin, được tiết ra khi cơ thể thỏa mãn ngay lập tức với trò chơi điện tử hoặc thuốc phiện.
Một số tính cách nhất định dễ bị nghiện hơn, bắt nguồn từ gốc gen và thành phần sinh học của họ. Nói một cách khác, một số trẻ thậm chí không hứng thú với việc chơi điện tử, trong khi số khác thì không thể tắt trò chơi mà không có một màn la hét. Với trường hợp thứ hai thì giải pháp là gì? Đó là câu hỏi đáng giá hàng triệu USD và không hề có câu trả lời dứt khoát. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số cách hỗ trợ sau đây:
- Đưa ra một thỏa thuận về việc sử dụng điện thoại (đặt ra thời gian cho phép sử dụng điện thoại hàng ngày).
- Đặt ra các quy tắc.
- Lấy ví dụ về hành vi sử dụng điện thoại không lành mạnh.
- Khen ngợi khi trẻ tiến bộ.
Cuối cùng, cha mẹ cần tìm hiểu để chọn ra cách phù hợp với trẻ. Văn phòng của tôi có một phòng chờ với rất nhiều hoạt động tiêu khiển cho trẻ em. Một số trẻ muốn chơi với các hình khối (bất kể tuổi tác) hoặc đọc sách Thế giới động vật, trong khi các trẻ khác giành lấy chiếc iPhone hay iPad của cha mẹ..
Hiểu được trẻ thuộc dạng nào và đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhằm giúp con sử dụng lành mạnh các thiết bị di động và máy tính bảng là đặc biệt quan trọng với sức khỏe cảm xúc ở trẻ nhỏ.
Một thách thức thật sự là ngày nay, trẻ em nhanh nhạy với công nghệ hơn chúng ta rất nhiều. Bé Emily, một khách hàng 12 tuổi, là một ngôi sao trên Instagram và có hơn 10 triệu lượt xem bài hát gần đây nhất mà cháu đăng tải. Tôi yêu cầu được xem một bài, nhưng cháu nhanh chóng đáp lời: “Mẹ con đã tắt Instagram rồi”. Tuy nhiên, sau đó vài giây, cháu lại thì thầm: “Nhưng con có thể bật lại mà mẹ không biết đâu”.
Tôi chắc chắn một điều là việc giúp trẻ phát triển mối quan hệ lành mạnh với các thiết bị công nghệ lại không liên quan đến chính mấy thứ đó. Điều cần làm là rèn luyện tính trung thực, sự tự chủ và khả năng chú ý.
Đây là các kỹ năng rất cần thiết và có thể áp dụng được ở bất cứ tình huống nào, dù là giúp trẻ (giống như cháu Marisa) tắt TV không nước mắt hay giúp trẻ nói cho cha mẹ hiểu mình đang cảm thấy ra sao.
Giúp con sử dụng các thiết bị điện tử một cách có chừng mực, tránh để trẻ sa đà vào màn hình thông minh thật không dễ dàng trong thời đại hiện nay. Muốn con không "nghiện" điện thoại hay TV, cha mẹ phải tìm được các phương pháp giải trí phù hợp, để từ đó con có được "biện pháp thay thế" khi cảm thấy buồn chán.
Muốn làm được như vậy, cha mẹ cần phải kiên nhẫn để dành thời gian chơi cùng con. Từ đó hiểu được trẻ thích, đâu là thế mạnh của bé, cuối cùng là giúp con tìm thấy phương án giải trí phù hợp để thay thế cho TV hay điện thoại thông minh.
Nguồn Znews: https://znews.vn/giup-con-cai-nghien-cac-thiet-bi-dien-tu-post1513253.html