Giúp con tìm ra động lực bản thân

Có khi nào bạn cảm thấy bất lực trước con cái khi con không có động lực để học, để làm? Làm thế nào để cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho con để tìm ra động lực của bản thân?

GD&TĐ - Có khi nào bạn cảm thấy bất lực trước con cái khi con không có động lực để học, để làm? Làm thế nào để cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho con để tìm ra động lực của bản thân?

Dưới đây là một số lời khuyên để giúp cha mẹ tác động đến con theo hướng thúc đẩy bản thân chủ động.

Đừng để sự lo lắng của cha mẹ khiến con có xu hướng đối phó

Bạn sẽ chỉ thúc đẩy con chống lại bạn hoặc nếu con có tuân theo lời của bạn thì cũng là để trấn an cha mẹ vì chúng muốn bạn để chúng yên thân. Điều này sẽ không có nhiều tác dụng thúc đẩy con. Sau đó, con có xu hướng phản ứng với bạn thay vì tập trung vào bản thân muốn tìm kiếm động lực bên trong.

Sự lo lắng của cha mẹ và nhu cầu mà con thực sự quan tâm sẽ chỉ tạo ra cuộc tranh giành quyền lực giữa cha mẹ và con.

Hãy là người truyền cảm hứng

Làm thế nào có thể truyền cảm hứng cho con để tìm ra động lực của bản thân? (Hình minh họa).

Làm thế nào có thể truyền cảm hứng cho con để tìm ra động lực của bản thân? (Hình minh họa).

Cách duy nhất để tạo động lực là ngừng cố gắng khiên cưỡng động lực. Thay vào đó, hãy hướng tới việc truyền cảm hứng cho con bạn. Làm thế nào để bạn làm điều đó? Bạn hãy biến bản thân trở thành một người truyền cảm hứng.

Tự hỏi bản thân xem các hành vi của bạn có truyền cảm hứng cho con hay không? Hay là chỉ mang tính kiểm soát mà thôi? Hãy hiểu rằng con bạn sẽ muốn đi theo cách khác nếu bạn quá kiểm soát. Hãy nghĩ lại về một người nào đó trong cuộc sống của bạn, người truyền cảm hứng cho bạn và cách bạn hướng tới mục tiêu đó để từ ấy bạn thay đổi cách áp đặt con. Hãy nhớ rằng, càng thúc ép con mình có thể sẽ càng là động lực để con chống lại bạn.

Để con tự lựa chọn và đối mặt với hậu quả

Hãy để trẻ tự lựa chọn, nếu chẳng may đó là một lựa chọn sai lầm, hãy quy trách nhiệm cho con bằng cách để con đối mặt với những hậu quả tự nhiên đi kèm với nó.

Nếu hậu quả của việc không làm bài tập về nhà là máy tính sẽ bị thu hồi, hãy đặt nhu cầu lấy lại thời gian máy tính đó. Nếu con hoàn thành công việc của mình, con sẽ có thời gian được sử dụng máy tính như đã thỏa thuận. Đó sẽ là động lực để con đi đúng hướng mà bạn không cần phải nói cho con biết phải làm gì, làm như thế nào và chỉ cho con lý do tại sao phải quan tâm.

Khám phá điều con quan tâm

Cha mẹ sẽ phải tự đặt câu hỏi cho mình:

Điều gì thúc đẩy con? Con thực sự muốn gì? Cha mẹ có thể hỏi những câu hỏi nào sẽ con khám phá và tìm hiểu sở thích của mình? Mục tiêu và tham vọng của con là gì?

Bạn phải tìm ra câu trả lời và xem con bạn như cá thể độc lập. Sau đó, hãy quan sát những gì bạn thấy. Nói chuyện với con để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Và sau đó lắng nghe — không phải những gì bạn muốn đều có câu trả lời nhưng bạn cần lắng nghe và quan sát con. Hãy tôn trọng câu trả lời của con, ngay cả khi bạn không đồng ý.

Hướng con tới điều đúng đắn

Hãy tưởng tượng hai cánh cửa. Cánh cửa số một dành cho những bậc cha mẹ muốn con làm những điều đúng đắn trong cuộc sống, bao gồm buổi sáng thức dậy, đi học, hoàn thành công việc và thành công. Cửa số số hai dành cho những bậc cha mẹ muốn con cái có động lực để làm những việc đó. Họ muốn tác động đến con làm những điều chúng quan tâm, không chỉ là làm mà làm những điều đúng đắn.

Bạn cọn cánh cửa nào? Nếu là cửa số một, thì cách để đạt được mục tiêu đó sẽ là thúc ép, trừng phạt, van xin, cằn nhằn, hối lộ, khen thưởng và vỗ về.

Nếu bạn quyết định chọn cửa số hai, thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó bằng cách đặt các loại câu hỏi khác nhau. Thay vì hỏi "con đã làm xong bài tập chưa?" bạn có thể nói: “Tại sao con quyết định làm bài tập vào ngày mai mà không phải ngày hôm nay? Mẹ nhận thấy con chọn không làm hình học ngày nay mà con chọn làm bài tập vào ngày mai. Có gì khác biệt?".

Hãy là người điều tra, khám phá, giúp con bạn khám phá ra những động lực và gắn kết điều ấy với nhau.

Hành vi của con không phải lỗi của bạn

Hãy nhớ rằng con bạn thiếu động lực không phải lỗi của bạn, vì vậy đừng cá nhân hóa điều đó. Hãy nhìn theo cách này. Nếu bạn nhìn quá kỹ vào gương, bạn thực sự không thể nhìn rõ cả con người mình. Nhưng khi bạn nhìn xa hơn, bạn thực sự nhìn thấy bản thân mình rõ ràng hơn, thấy toàn thân.

Làm điều tương tự với con bạn. Đôi khi chúng ta quá gần gũi, quá kỳ vọng, quá nôn nóng, đến nỗi chúng ta không thể tách biệt với cha mẹ. Nhưng nếu bạn có thể lùi lại đủ xa, bạn thực sự có thể bắt đầu xem con là một cá thể và bắt đầu tìm hiểu điều gì khiến con quan tâm, thích thú — và sau đó bạn cũng có thể giúp con hiểu chính mình. Khi lùi lại và quan sát, bạn sẽ biết điều gì phù hợp với con, điều gì thực sự khiến con tiến lên.

Sẽ có những việc con không bao giờ có động lực để làm nhưng vẫn bắt buộc phải làm. Con có thể ghét làm việc nhà và cố gắng thoát khỏi nó, và đó là lúc bạn phải gánh chịu hậu quả cho con.

Là cha mẹ, bạn cần củng cố kỹ năng trong việc xác định điều gì là quan trọng đối với con. Bạn cần giúp con tự xác định xem mình là ai, điều gì là quan trọng đối với con và sẽ làm gì để biến những điều đó thành hiện thực.

Theo Raisingchildren

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/giup-con-tim-ra-dong-luc-ban-than-aPUBl7Png.html