Góc khuất ít biết đằng sau những chuyến bay dài của phi công

Ngoài những công việc ai cũng biết như lái máy bay, hướng dẫn, chào đón, phục vụ hành khách trên chuyến bay, nhiều người còn thắc mắc các phi công thường làm gì lúc rảnh?

Nhiều người nghĩ nhiệm vụ duy nhất của phi công là lái máy bay. Trên thực tế, phi công không phải làm điều này. Ảnh: Getty

Nhiều người nghĩ nhiệm vụ duy nhất của phi công là lái máy bay. Trên thực tế, phi công không phải làm điều này. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, máy bay hiện đại ngày nay thường có chế độ lái tự động, và phi công chỉ cần can thiệp lúc cất và hạ cánh nếu chuyến bay diễn ra bình thường, không có sự cố. Ảnh: Alliance Aviation

Tuy nhiên, máy bay hiện đại ngày nay thường có chế độ lái tự động, và phi công chỉ cần can thiệp lúc cất và hạ cánh nếu chuyến bay diễn ra bình thường, không có sự cố. Ảnh: Alliance Aviation

Theo các chuyên gia của Cục Quản lý Hàng không Mỹ, hành khách không phải quá lo lắng về việc máy bay tự lái. Theo quy định của ngành hàng không, phi công luôn phải trực trong buồng lái để đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay. Ảnh: Alliance Aviation

Theo các chuyên gia của Cục Quản lý Hàng không Mỹ, hành khách không phải quá lo lắng về việc máy bay tự lái. Theo quy định của ngành hàng không, phi công luôn phải trực trong buồng lái để đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay. Ảnh: Alliance Aviation

Công việc của phi công bao gồm: Giám sát radar để đánh giá tình hình thời tiết, điền vào các thủ tục giấy tờ cần thiết, giữ liên lạc với bộ phận không lưu, thực hiện một số thủ tục giấy tờ cần thiết, thay đổi độ cao và đường bay theo hướng dẫn... Ảnh: Alliance Aviation

Công việc của phi công bao gồm: Giám sát radar để đánh giá tình hình thời tiết, điền vào các thủ tục giấy tờ cần thiết, giữ liên lạc với bộ phận không lưu, thực hiện một số thủ tục giấy tờ cần thiết, thay đổi độ cao và đường bay theo hướng dẫn... Ảnh: Alliance Aviation

Trước chuyến bay, các phi công phải tới sân bay trước 2 tiếng so với giờ khởi hành và thực hiện nhiều công việc mà hành khách không được chứng kiến như kiểm tra máy tính, tải thông tin... Ảnh: Getty

Trước chuyến bay, các phi công phải tới sân bay trước 2 tiếng so với giờ khởi hành và thực hiện nhiều công việc mà hành khách không được chứng kiến như kiểm tra máy tính, tải thông tin... Ảnh: Getty

Bên cạnh đó, phi công sẽ có một cuộc họp ngắn để tóm tắt lại hành trình bay và đưa ra các phương án dự phòng khi gặp sự cố. Ảnh: Getty

Bên cạnh đó, phi công sẽ có một cuộc họp ngắn để tóm tắt lại hành trình bay và đưa ra các phương án dự phòng khi gặp sự cố. Ảnh: Getty

Nếu như hành khách mệt mỏi sau chuyến bay dài thì phi công căng thẳng hơn nhiều lần. Môi trường làm việc đòi hỏi phi công sự tập trung cao độ và quá nhiều nguyên tắc khiến phi công khó tránh khỏi điều đó. Ảnh: ZipRecruiter

Nếu như hành khách mệt mỏi sau chuyến bay dài thì phi công căng thẳng hơn nhiều lần. Môi trường làm việc đòi hỏi phi công sự tập trung cao độ và quá nhiều nguyên tắc khiến phi công khó tránh khỏi điều đó. Ảnh: ZipRecruiter

Mỗi chuyến bay đường dài đều có từ 2 phi công trở lên. Trong trường hợp đó, các phi công được thay phiên nhau nghỉ ngơi, tuy nhiên họ phải thông báo với mọi người trong đoàn về việc đó và chỉ được ngủ nếu người còn lại đang tỉnh táo. Ảnh: ZipRecruiter

Mỗi chuyến bay đường dài đều có từ 2 phi công trở lên. Trong trường hợp đó, các phi công được thay phiên nhau nghỉ ngơi, tuy nhiên họ phải thông báo với mọi người trong đoàn về việc đó và chỉ được ngủ nếu người còn lại đang tỉnh táo. Ảnh: ZipRecruiter

Quy định về việc nghỉ ngơi của phi công trong chuyến bay thay đổi theo từng quốc gia. Một số nước chấp nhận tổ bay có thời gian nghỉ khi máy bay hoạt động, nhưng một số khác thì không. Ảnh: BI

Quy định về việc nghỉ ngơi của phi công trong chuyến bay thay đổi theo từng quốc gia. Một số nước chấp nhận tổ bay có thời gian nghỉ khi máy bay hoạt động, nhưng một số khác thì không. Ảnh: BI

Khi không điều khiển máy bay, phi công có thể nghỉ ngơi ở khu vực tách biệt, nơi hành khách không thể thấy. Ảnh: BI

Khi không điều khiển máy bay, phi công có thể nghỉ ngơi ở khu vực tách biệt, nơi hành khách không thể thấy. Ảnh: BI

Tùy thuộc vào từng hãng hàng không và kích thước máy bay sử dụng, chỗ nghỉ ngơi của phi công được bố trí khác nhau. Ảnh: BI

Tùy thuộc vào từng hãng hàng không và kích thước máy bay sử dụng, chỗ nghỉ ngơi của phi công được bố trí khác nhau. Ảnh: BI

Mỗi hãng hàng không có quy dịnh khác nhau nhưng phần lớn phi công đều được phép đọc báo trong chuyến bay, nhưng không được đọc sách. Lý do đơn giản là vì đọc sách sẽ dễ làm phi công… buồn ngủ. Ảnh: Getty

Mỗi hãng hàng không có quy dịnh khác nhau nhưng phần lớn phi công đều được phép đọc báo trong chuyến bay, nhưng không được đọc sách. Lý do đơn giản là vì đọc sách sẽ dễ làm phi công… buồn ngủ. Ảnh: Getty

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/goc-khuat-it-biet-dang-sau-nhung-chuyen-bay-dai-cua-phi-cong-2039735.html