Google, Facebook tấn công chiếm lĩnh thị trường Tiktok Ấn Độ

Các tập đoàn công nghệ mạng xã hội đang lên kế hoạch chiếm lĩnh giành thị trường ứng dụng video, đang phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ, được định giá gần 20 tỉ USD sau khi Tiktok bị cấm trên đất nước này.

 Ảnh minh họa TikTok. Tech Wire Asia

Ảnh minh họa TikTok. Tech Wire Asia

Trong hai năm qua, một lượng lớn các ứng dụng điện thoại thông minh do Trung Quốc sở hữu bị cấm ở Ấn Độ, thị trường di động phát triển nhanh nhất thế giới, với lý do chính thức là những quan ngại về bảo mật thông tin.

Nhiều ứng dụng phổ biến đã trở thành nạn nhân của lệnh cấm quy mô lớn này, bao gồm trò chơi nổi tiếng PUBG Mobile và nền tảng thương mại điện tử thời trang Shein, nhưng gây sốc nhất là ứng dụng video cực kỳ phổ biến TikTok.

Trên thực tế, 'cực kỳ phổ biến' thậm chí không đủ để mô tả tính phổ dụng của TikTok. Trong thời gian ngắn kể từ khi nền tảng video ngắn, thuộc sở hữu của tập đoàn ByteDance có được sức hút đã nhanh chóng trở thành ứng dụng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu, vượt qua Facebook. TikTok thậm chí còn trở thành trang web phổ biến nhất năm 2021, soái ngôi trình duyệt web và công cụ tìm kiếm phổ cập Google vị trí hàng đầu lần đầu tiên sau nhiều năm.

Cùng với sự gia tăng mức độ phổ biến kỷ lục này, báo cáo State of Mobile 2022 của App Annie tiếp tục củng cố sự thống trị của TikTok với nội dung video dạng ngắn thu hút người dùng ứng dụng trên quy mô chưa từng có, người dùng TikTok trung bình dành khoảng 19,6 giờ mỗi tháng trên nền tảng mạng xã hội, thậm chí không bao gồm Trung Quốc, nơi công ty mẹ ByteDance có phiên bản bản địa hóa mang tên Douyin.

Ấn Độ nhanh chóng trở thành thị trường lớn nhất duy nhất của TikTok, nhưng sau cuộc xung đột trên vùng biên giới với Trung Quốc năm 2020, hàng loạt ứng dụng do Trung Quốc sản xuất bị cấm. Có thể nghĩ rằng, việc loại bỏ ứng dụng video phổ biến nhất sẽ khiến mạng xã hội trống rỗng trong một thời gian, nhưng thay vào đó, một số dịch vụ cạnh tranh đã tiến vào chiếm lĩnh khoảng trống này, trong đó có một số dịch vụ từ những doanh nghiệp công nghệ lớn.

Chủ sở hữu Google là Alphabet Inc và Facebook, công ty mẹ của Instagram, Meta Platforms Inc hiện đang tham gia vào cuộc cạnh tranh giành thị trường ứng dụng video, đang phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ, dự kiến được định giá gần 20 tỉ USD.

Dịch vụ Youtube Shorts của Alphabet tham gia cùng với các đối thủ cạnh tranh bản địa được Google hậu thuẫn là Moj, Roposo và Josh, trở thành ngôi nhà chung của nhiều người sáng tạo nội dung, từng có ảnh hưởng rất lớn trên TikTok.

Thực tế trên mạng xã hội, 200 triệu người cùng với những TikTokers trước đây của Ấn Độ phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế, cho đến nay sự thay thế lớn nhất là Reels, hợp phần video ngắn trên Instagram của Meta.

Ấn Độ là cơ sở người dùng lớn nhất của Instagram và Reels được thiết kế để sao chép trực tiếp trải nghiệm người dùng TikTok. Instagram đang đầu tư rất nhiều vào thành phần này nhằm thu hút người sáng tạo và giúp người dùng kiếm tiền, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để ứng dụng có thể cung cấp một số các thuật toán đề xuất, mô phỏng chức năng của TikTok.

Youtube Shorts đã bắt đầu thử nghiệm ở Ấn Độ trước khi ra mắt trên toàn thế giới. Ảnh Lionel BONAVENTURE / AFP

Youtube Shorts đã bắt đầu thử nghiệm ở Ấn Độ trước khi ra mắt trên toàn thế giới. Ảnh Lionel BONAVENTURE / AFP

Công ty tư vấn Redseer có trụ sở tại Bangalore đã nhấn mạnh, cả Google và Meta đều đang đặc biệt quan tâm đến một nền kinh tế ứng dụng video ngắn đầy tiềm năng, dự kiến sẽ tạo ra doanh thu lên tới 19 tỷ USD vào năm 2030.

Trong số đó, nội dung quảng cáo video ngắn dự kiến sẽ chiếm khoảng 1/5 toàn bộ thị trường quảng cáo kỹ thuật số của Ấn Độ trong khoảng thời gian này, nguyên nhân khiến Meta và Google rất quan tâm, vì cả hai tập đoàn công nghệ khổng lồ này đều có được một phần doanh thu rất lớn từ quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp.

Với sự phổ biến rộng rãi các dịch vụ kỹ thuật số, tiềm năng cơ sở người dùng khổng lồ và khả năng sử dụng tiếng Anh, những tập đoàn công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon coi Ấn Độ là nơi thử nghiệm cho người dùng những sáng kiến phát triển sản phẩm để cuối cùng sẽ hướng đến người dùng Mỹ.

Alphabet và Meta có thể coi Ấn Độ là thị trường thay thế an toàn để thử nghiệm những ý tưởng công nghệ trước khi phát hành ở Mỹ, nơi TikTok đang dần chiếm lĩnh thị trường quảng cáo kỹ thuật số của hai tập đoàn này.

Youtube Shorts đã được thử nghiệm bản beta lần đầu tiên ở Ấn Độ trước khi phát hành toàn cầu, cả Shorts và Instagram's Reels đều đang nỗ lực tìm các định dạng quảng cáo phù hợp mang lại sự kết hợp hài hòa giữa nội dung quảng cáo, vị trí mà sản phẩm có thể ảnh hưởng và trải nghiệm tự nhiên của người dùng, không gây cảm giác khó chịu.

Các nhà cung cấp ứng dụng video ngắn trong khu vực cũng đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường và đang đầu tư mạnh mẽ, một số có được sự hỗ trợ đầu tư từ Google và Temasek Holdings Pte.

Các ứng dụng đối tác này thu được lợi nhuận từ quảng cáo, đồng thời có được chuyên môn công nghệ của Google. Cùng lúc Meta thử nghiệm những đổi mới cho cơ sở người dùng đơn lẻ lớn nhất của mình và thu thập kinh nghiệm, tìm kiếm khả năng triển khai ở những cơ sở người dùng khác.

Theo Tech Wire Asia

Thái Bằng

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/google-facebook-tan-cong-chiem-linh-thi-truong-tiktok-an-do-post160539.html?utm_source=web_vt&utm_medium=home_tinmoi_vt&utm_campaign=click_tinmoi