Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử PGVN thế kỷ thứ 5 (P.2)
Tiên Sơn của Giao Chỉ, không gì hơn là Tiên Sơn của Long Biên của Giao Chỉ. Chùa Tiên sơn của Đàm Hoằng do đó phải ở vào huyện Long Biên. Khẳng định này cũng như khẳng định trên về chùa Tiên Châu Sơn dĩ nhiên dựa vào cái giả thuyểt là, những tên chùa Tiên Sơn và Tiên Châu Sơn đã đến từ cái tên đất, ở đó ngôi chùa được đựng. Thủ tục đặt tên này đã chứng tỏ là rất phồ quát trong những thế kỷ đầu của lịch sử Phật giáo tại Trung Quốc cũng như nước ta.
Tiên Sơn của Giao Chỉ, không gì hơn là Tiên Sơn của Long Biên của Giao Chỉ. Chùa Tiên sơn của Đàm Hoằng do đó phải ở vào huyện Long Biên. Khẳng định này cũng như khẳng định trên về chùa Tiên Châu Sơn dĩ nhiên dựa vào cái giả thuyểt là, những tên chùa Tiên Sơn và Tiên Châu Sơn đã đến từ cái tên đất, ở đó ngôi chùa được đựng. Thủ tục đặt tên này đã chứng tỏ là rất phồ quát trong những thế kỷ đầu của lịch sử Phật giáo tại Trung Quốc cũng như nước ta.
Tác giả: Thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tạp chí Tư tưởng số 1 năm 1972
(Tiếp theo)
Nhưng Hậu hán thư quyển 33 tờ 13a – b (chứ không phải là tờ 3a như Maxít pô rô đã cho) lại bảo: “Giao chỉ quận, thập nhị thành, Long Biên, Giao Châu ký viết, huyện Tây Đái giang hữu Tiên sơn sổ bách lý hữu tam hồ hữu chú nguyên như thủy.”
Như vậy, Tiên Sơn ít nhất là vào thời Lương đang còn thuộc huyện Long Biên. Huyện Long Biên ngày nay là tương đương với tỉnh Bắc Ninh. Huyện này vào năm 627 lại được sáp nhập vào huyện Tiên Châu. Huyện Tiên Châu do đó trải dài vào thời ấy từ địa phận khoảng giữa hai con sông Cả Lồ và Nhị Hà cho ranh giới phía đông tỉnh Bắc Ninh.
Việc sáp nhập ấy có lẽ là một nỗ lực biện minh cho cái tên Tiên Châu của huyện đấy. Điềm đáng chú ý là, về một mặt ta được bảo, Tiên Châu có Tiên Sơn và Long Biên có Phật tích, và mặt khác, Tiên Sơn lại được bảo là thuộc Long Biên. Những mập mờ này dĩ nhiên là từ việc thay đồi cắt xén đất đai qua các triều đại. Tiên Sơn có thể thuộc Long Biên từ thời hậu Hán cho đến đời Lương; rồi qua đời Đường một phần đất của Long Biên lại bị sáp nhập vào huyện Bình Đạo trước khi Bình Đạo trở thành Tiên Châu.
Do thế, chúng ta có Tiên Sơn của Tiên Châu và Phật Tích của Long Biên. Nhưng chúng cũng rất có thể đến từ sự không biết rõ của Nhạc sử, nhất là khi Nhạc sử không xác định một cách minh bạch huyện Long Biên, ông ta nói tới là một huyện trước lúc sáp nhập hay sau lúc đã sáp nhập vào huyện Tiên Châu. Nếu là trước lúc sáp nhập, thì ta có thể cắt nghĩa bằng những thay đổi cắt xén vừa thấy.
Nếu là sau lúc sáp nhập thì Phật Tích không gì hơn là một ngọn núi trong dãy núi Tiên Sơn, như Phan Huy Chú đã xác nhận trong Hoàng Việt Địa dư chí viết năm 1831 quyên 1 tờ 33a,theo đấy huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh có dãy núi gọi Tiên Du Sơn, trong đó có núi tên Phật Tích với làng bên dưới gọi là làng Phật tích.
Hay nếu không, thì Tiên sơn và Phật tích là hai ngọn núi trong dãy núi Tiên Du Sơn, bởi vì khi nói về Tiên Sơn Nhạc sử đã kể cho ta một huyền thoại lý do tại sao Tiên Sơn lại có tên Tiên Sơn và huyền thoại này với một vài sửa đồi lại được Đại nam nhất thống chí Bắc Ninh chí tờ 12b lặp lại cho núi Lạn kha, một thành sơn của dãy núi Tiên Du.Chính tại núi Lạn kha này, mà ngày nay ta tìm thấy núi và làng Phật tích.
Vây thì, với những dữ kiện này, ta có thê kết luận là, Tiên sơn cũng là Tiên Châu Sơn, cũng là núi Lạn kha, trong đó ta đã tìm thấy núi Phật tích.
Ngôi chùa Tiên Châu Sơn do đó cũng là chùa Tiên Sơn, chùa Lạn Kha, hay đúng hơn chùa Phật Tích, mà tôi sẽ dịp nói thêm ở dưới đây. Chùa Tiên Châu Sơn của Huệ Thắng và Đạo Thiền như vậy không gì hơn là một tiền thân của những ngôi chùa do Cao Biền và những vua nhà Lý dựng sau này giữa những năm 865 và năm 1121.
Công tác khai quật khảo cổ học địa điểm ngôi chùa này do Bờ za xi e thực hiện vào khoảng 1937 đã cung hiến một vài quật liệu khá lôi cuốn và gợi ý, mà chúng tôi sẽ bàn tới, khi nói về địa vị của vai trò của ngôi chùa này. Câu hỏi bây giờ là, trước khi Huệ Thắng và Đạo Thiên đến ở tại chùa Tiên Châu Sơn, ta có thể biết gì thêm về nó hay không ?
Trả lời câu hỏi này, ta may mắn có được bản tiểu sử của Đàm Hoằng được Cao tăng truyện của Huệ Hạo, một tác phầm viết khoảng năm 519 chứa đựng tiều sử của 257 và tùy sử của 200 vị cao tăng khàc, xếp hạng vào loại “vong thân” và mô tả thế này:
ĐTK 2059, 405c 19-28 : “Thích Đàm Hoằng,Hoàng long nhân, thiều tu giới hạnh, chuyên tinh luật bộ. Tống Vĩnh sơ trung, nam du Phiên ngung, chỉ Đài tự, vãn hựu thích Giao chỉ chi Tiên sơn tự, tung Vô lượng thọ cập Quán kinh, thệ tâm An duỡng. Dĩ Hiếu kiến tam niên, ư sơn thượng tụ tân, mật vãng tịch trung, dĩ hỏa tự thiêu. Đệ tử truy cập, bảo trì tương hoàn, bán thân dĩ lạn.
Kinh nguyệt thiêu sai hậu, cận thôn thiết hội, cử tự giai phó, Hoằng ư thị nhật phục nhập cốc thiêu thân. Thôn nhân truy cầu, mạng dĩ tuyệt hỷ. Ư thị ích tân, tân hỏa minh nhật nãi tận. Dĩ nhật, thôn cư dân hàm kiến Hoàng, thân hoàng kim sắc, thừa nhất kim lộc, tây hành thậm cấp bất hạ. Huyền lương đạo tục, phương ngộ kỳ thần dị, cọng thu hỏi cốt, dĩ khả tháp yên.”
” Thích Đàm Hoằng, người Hoàng long, nhỏ tu giởi hạnh, chuyên tinh luật bộ. Khoảng niên hiệu Vĩnh sơ nhà Tổng, nam du Phiêu ngung, dừng lại ở chùa Đài. Sau đó lại đến chùa Tiên của Giao chỉ, tụng kinh Vô lượng thọ và Thập lục quán, lòng thề về An dưỡng. Đến năm Hiếu kiến thứ ba, nhóm cũi trên núi, lén vào trong cũi, lấy lửa tự thiêu. Đệ tử truy kịp, bao giữ mang về, nửa mình đã cháy.
Trải vài tháng sau, xóm gần thiết hội, cả chùa đều phó. Vào ngày ấy, Hoằng lại vào cốc tự thiêu. Thôn nhân truy tìm, thì mạng Hoằng đã dứt. Số cũi còn lại, lửa cháy đến hổm sau mới dứt. Hôm ấy, dân ở làng đều thấy Hoằng, thân vàng sắc vàng, cưỡi một con nai vàng, đi về phía Tây rất nhanh không ngơi. Tăng và tục có lòng tin mới hiều ra sự thần dị cùa Hoằng, cùng nhau thu lấy tro cốt, để dựng tháp thờ .”
Bản tiêu sử này do Huệ Hạo viết trước khoảng những năm 519, như đã nói. Chúng ta từ đó có thể hi vọng là, như trường hợp của Đạo Tuyên, nó cũng phải dùng chính những tên đất của nền hành chính thời đó. Đàm Hoằng theo nó là người Hoàng Long. Trong khoảng niên hiệu Vĩnh sơ nhà Tống, tức trong khoảng những năm 420-422, ông nam du về Phiên ngung và ở lại ở chùa Đài. Sau đó, ông lại đến chùa Tiên Sơn ở Giao chỉ, ở đấy ông tụng kinh Vô lượng thọ và Thập lục quán và nguyện về Cực lạc.
Đến năm Hiếu kiến thứ ba, tức năm 455, ông tự thiêu mình và chết trên đất nước ta. Bây giờ, chùa Tiên Sơn là chùa nào và Giao chỉ đây muốn chỉ địa điểm nào? Về Tiên Sơn và chùa Tiên Sơn, chúng tôi đã có dịp vạch ra trong đoạn về chùa Tiên Châu Sơn. Nó do đó phải ở vào địa phận núi Phật Tích của núi Lạn Kha tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Điểm này đến đây có thề làm vững thêm, khi ta bàn về cái tên Giao chỉ. Như bản tiểu sử của Đàm Hoằng được viểt vào đời Lương, Huệ Hạo do thế phải dùng tên đất của nền hành chính đời Lương. Vậv thì Giao chỉ dưới thời Lương chỉ những địa điểm nào?
Cứ theo Lương thư do Tiêu Tử Hiễn viết, thì hình như là Lương không cỏ một thay đối ten đất nào hết,bởi vì không một bàn cãi về quốc quận chí đã được nói đế n.Tuy thế,cứ vào Độc sử phương dư kỷ yếu, Tùy thơ ta có một tình trạng khá trái ngược. Nhà Lương, dù chỉ ngự trị hơn nửa thể kỷ, đã thay đồi tên đất một cách khá rộng rãi. Cứ theo Độc sử phương dư kỷ yếu quyển 112 chẳng hạn, thì Giao Châu vảo năm 509 được chia làm 8 châu, đấy là Giao Châu, Hưng Châu, Ái Châu, Ly Châu. Minh Châu, Đức châu, An Châu và Hoàng Châu.
Giao châu của 12 châu này phân thành ba quận, đấy là Giao Chỉ, Tông Bình và Vũ Binh, trong đó quận Giao Chỉ gồm 11 huyện sau : Long Biên, Vũ Ninh, Vọng Hải, Cú Lậu, Ngô Hưng, Tây Vu , Chu Diên, Nam Định, Khúc Dương, Hải Bình và Luy Lâu. Như thế, Giao Chỉ trong bản tiểu sử của Đàm Hoằng phải là quận Giao Chỉ, và quận này gồm 11 huyện vừa kể.
Với 11 huyện ấy, giới vực của Giao Chỉ dĩ nhiên rộng lớn hơn quận Giao Chỉ đời Đường. Nó tương đương với quận Giao Chỉ của đời Tề và một phần nào với đời Tùy (11), Chúng ta không cần phải truy cứu ở đây về sự đồng nhất những huyện của quận này với những địa danh hiện nay của nước ta. Chúng ta làm nó, không những vì sợ dài dòng lôi thôi, mà còn vì một lý do sau. Như đã thấy, Hàm Hoằng đến ờ chùa Tiên sơn của Giao Chỉ và Giao Chỉ có 11 huyện, mà trong đó là huyện Long Biên.
Về Long Biên, chúng ta có một người đồng đại khác của Huệ Hạo, đấy là Lưu Chiểu, đã báo cáo cho biết trong Hận Hán thư như, “Long Biên, Giao Châu ký viết, huyện Tây dải giang hữu Tiên sơn sổ bách lý hữu tam hồ hữu chú nguyên như thủy”. Bằng báo cáo này, chúng ta biết, cho đến đời Lương, huyện Long Biên được xác nhận là có núi tên Tiên Sơn.
Vậy : Lưu Chiếu khẳng định sự có mặt của Tiên Sơn ở tại Long Biên, và Độc sử phương dư kỷ yếu lại đặt Long Biên vào quận Giao Chỉ. Thế thì, Tiên Sơn của Giao Chỉ, không gì hơn là Tiên Sơn của Long Biên của Giao Chỉ. Chùa Tiên Sơn của Đàm Hoằng do đó phải ở vào huyện Long Biên.
Khẳng định này cũng như khẳng định trên về chùa Tiên Châu Sơn dĩ nhiên dựa vào cái giả thuyết là, những tên chùa Tiên Sơn và Tiên Châu Sơn đã đến từ cái tên đất, ở đó ngôi chùa được dựng. Thủ tục đặt tên này đã chứng tỏ là rất phổ quát trong những thế kỷ đầu của lịch sử Phật giáo tại Trung Quốc cũng như nước ta.
(còn nữa)
Tác giả: Thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tạp chí Tư tưởng số 1 năm 1972
Phần 1: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/lich-su-phat-giao-viet-nam-3-2024.html