GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): QUY ĐỊNH CỤ THỂ, CHẶT CHẼ, TRÁNH TIÊU CỰC, THAM NHŨNG VỀ ĐẤT ĐAI

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, quy định như dự thảo luật về giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất dễ đến tiêu cực, tham nhũng về đất đai của cán bộ, công chức các cấp và làm thất thu ngân sách nhà nước. Do vậy, kiến nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể, chặt chẽ hơn để tránh trường hợp người sử dụng đất đầu cơ đất đai, mà chủ yếu là đất nông nghiệp sau đó chờ quy hoạch thay đổi để chuyển thành đất phi nông nghiệp.

Sau khi kết thúc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (vào ngày 15/3) theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 về tiếp tục thực hiện lấy ý kiến Nhân dân đóng góp cho dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua.

Sau khi lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), quy định về giao đất, cho thuê đất nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Sau khi lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), quy định về giao đất, cho thuê đất nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2023, tính đến ngày 8/4/2023 đã nhận được 12.107.457 lượt ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Qua tổng hợp ý kiến Nhân dân, Chính phủ sẽ tiếp thu, giải trình đầy đủ tất cả ý kiến đóng góp, làm rõ các vấn đề đã được thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW, trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới. Qua quá trình lấy ý kiến góp ý vào dự thảo luật, có nhiều nội dung được đông đảo Nhân dân quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có quy định về hình thức giao đất, cho thuê đất cho đơn vị sự nghiệp công lập; về trường hợp cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm; trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất.

Góp ý hoàn thiện quy định về các hình thức giao đất, cho thuê đất (các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê); điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, dự thảo Luật Đất đai quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất “1. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất”. GS.TS Trần Đức Viên đề nghị bổ sung và sửa thành “Kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất”.

Điều 58 quy định: “Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: a) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; b) Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao” và tại khoản 3 quy định. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây: a) Các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này; b) Các trường hợp tại khoản 2 Điều này mà có nhu cầu trả tiền hàng năm.”

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam kiến nghị quy định cụ thể các trường hợp được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam kiến nghị quy định cụ thể các trường hợp được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

GS.TS Trần Đức Viên cho rằng, về bản chất, những quy định này cho phép người thuê đất được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hằng năm hay một lần cho cả thời gian thuê. Do vậy, cần viết ngắn gọn hơn và sửa thành: “Người thuê đất được trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hằng năm”, đồng thời sửa cụm từ “hàng năm” thành “hằng năm” cho đúng ngữ pháp tiếng Việt.

Điều 60 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: 1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và phù hợp với quy định tại Điều 54 của Luật này; 2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển; các khu vực hạn chế tiếp cận có liên quan đến quốc phòng, an ninh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan”.

Góp ý về quy định này, GS.TS Trần Đức Viên cho rằng quy định như vậy là không cần thiết vì giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được thể hiện trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hằng năm, không nên tiếp tục đưa ra điều kiện bổ sung như dự thảo luật làm mất thêm thời gian của đối tượng sử dụng đất và của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 61 dự thảo luật quy định: “c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;”. Theo GS.TS Trần Đức Viên, quy định như dự thảo luật còn dài dòng, thiếu trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, do vậy nên gộp chung 2 điểm này thành một điểm và bổ sung là: “c) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;”.

Bên cạnh đó, để đảm bảo trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cần bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều 61 về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể: “4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của cơ quan”.

Quy định cụ thể các trường hợp được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Góp ý về Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất, tại Điều 63 về giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất quy định: “Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này”, GS.TS Trần Đức Viên kiến nghị bỏ quy định này để tránh trường hợp người sử dụng đất đầu cơ đất đai, mà chủ yếu là đất nông nghiệp sau đó chờ quy hoạch thay đổi để chuyển thành đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất ở không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Quy định như dự thảo cũng dễ đến tiêu cực, tham nhũng về đất đai của cán bộ, công chức các cấp và làm thất thu ngân sách nhà nước. Ban soạn thảo cần quy định cụ thể các trường hợp được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất căn cứ vào báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013.

Đối với quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư (Điều 64), quy định việc đấu thầu dự án phải thực hiện đấu thầu thi công riêng và đấu giá quyền sử dụng đất riêng. Người tham gia đấu thầu phải đưa ra giá dự thầu và giá đấu giá đất riêng. “Người trúng thầu là người đáp ứng đồng thời các quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật đấu giá tài sản và là người mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất”, GS.TS Trần Đức Viên nêu quan điểm./.

Lan Hương

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=75455