Hạ Lang (Cao Bằng): 13 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Bác sỹ Nguyễn Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng cho biết, đến sáng 27/9, sức khỏe của các học sinh trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại phân trường Bản Kít (Trường Tiểu học Thắng Lợi, xã Thắng Lợi, huyện Hạ Lang) đã ổn định, được về nhà tiếp tục theo dõi.

Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, ngày 26/9, tại phân trường Bản Kít (Trường Tiểu học Thắng Lợi, xã Thắng Lợi, huyện Hạ Lang) đã xảy ra sự việc 13 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, sau giờ lên lớp, các em đến ăn cơm bán trú tại bếp ăn tập thể. Sau khi ăn được khoảng 30 phút, các học sinh trên có biểu hiện đau bụng, đau đầu, buồn nôn.

Khi phát hiện sự việc, nhà trường đã liên hệ với các phụ huynh đến đón và đưa các học sinh có biểu hiện ngộ độc đến Trung tâm Y tế huyện để khám và điều trị. Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang đã tiếp nhận 13 học sinh, tiến hành khám sàng lọc, phân loại. Trong đó, một học sinh có triệu chứng nhẹ được về nhà theo dõi; 12 học sinh tiếp tục theo dõi và điều trị tại Trung tâm.

Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với nhà trường lấy thức ăn lưu mẫu của bữa trưa ngày 26/9 và mẫu chất nôn để gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng xét nghiệm.

Trước đó 25 học sinh trường Tiểu học Việt Chu (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đến khám vì nghi ngộ độc. Triệu chứng các em gặp phải như: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi

Trước đó 25 học sinh trường Tiểu học Việt Chu (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đến khám vì nghi ngộ độc. Triệu chứng các em gặp phải như: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi

Trước đó, Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang (tỉnh Cao Bằng) cho biết, ngày 7/8 đã tiếp nhận 25 học sinh trường Tiểu học Việt Chu (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đến khám vì nghi ngộ độc. Triệu chứng các em gặp phải như: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

Bác sĩ Nguyễn Quyết Tiến (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) cho biết, qua khai thác từ bệnh nhân, những học sinh này đều ăn kẹo sữa, nước đóng gói mua ở cổng trường.

Sau ăn, một số học sinh có biểu hiện ngộ độc nên gia đình đưa vào bệnh viện khám. Trong đó, 6 em có biểu hiện nặng được giữ lại trung tâm theo dõi sức khỏe, truyền dịch, thải độc. 19 em còn lại sau khi thăm khám không có triệu chứng nặng nên các bác sĩ cho về theo dõi tại nhà.

Qua trường hợp này, các ngành chức năng khuyến cáo nhà trường và gia đình nên tuyên truyền, giáo dục học sinh không nên ăn kẹo không rõ nguồn gốc, nhãn mác ở cổng trường. Các cơ quan liên ngành cần tăng cường kiểm tra nguồn gốc thực phẩm ở khu vực cổng trường để đảm bảo an toàn cho các em học sinh.

Kết quả thực hiện kiểm tra số sản phẩm kẹo và thạch si rô dừa tại cơ sở kinh doanh tại cổng trường các em học sinh đã mua ăn, cụ thể:

- Thạch si rô dừa có ngày sản xuất 25/8/2023; hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất, được sản xuất tại cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Dương Thịnh Phát, địa chỉ tại thôn Minh hiệp 1, xã Minh Khai, Hoài Đức, Hà Nội do nhà phân phối Lâm Minh địa chỉ tại tổ 21, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng phân phối.

- Kẹo ngậm hương vị sữa chua và dâu tây có ngày sản xuất 2/5/2023; hạn sử dụng: 1/5/2025. Sản xuất tại Xưởng thực phẩm Hâm Thần Thẩn, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH vận tải XNK Hải Đăng. Do nhà phân phối Lâm Minh địa chỉ tại tổ 21, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng cung cấp.

Hơn lúc nào hết cơ quan chức năng quản lý thực phẩm tại tỉnh Cao Bằng, huyện Hạ Lang nói riêng và trên cả nước nói chung cần có biện pháp quản lý thắt chặt hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường học và khu vực xung quanh trường học nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

PV

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/ha-lang-cao-bang-13-hoc-sinh-nghi-bi-ngo-doc-thuc-pham-398410.html