Hà Nội: độc đáo lễ rước các 'ông lợn' tại La Phù

Đêm 10/2 rạng sáng 11/2 (tức 13-14/1 tháng Giêng), người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước 'ông lợn' ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng.

Theo truyền thống, vào tối ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng hằng năm, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng.

Theo truyền thống, vào tối ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng hằng năm, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng.

Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong... Vị lạc tướng tài ba đã "hóa" vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.

Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong... Vị lạc tướng tài ba đã "hóa" vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.

Từ đó, cứ đến ngày này hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn, qua đó tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương…

Từ đó, cứ đến ngày này hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn, qua đó tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương…

Theo các bậc cao niên, hàng năm cứ vào tháng Hai thì mỗi thôn sẽ chọn 1-2 chú lợn cân đối để làm vật tế cho năm sau. Trong năm, những chú lợn này sẽ được cả thôn góp tiền chăm sóc. 17 “ông lợn” được xếp ngồi kiệu hoa rước tới đình làng để tế Đức Thánh. Một “ông lợn” đạt yêu cầu phải có thân dài, mõm dài, tai to, da trắng, nặng tới hơn 220kg. 6 "ông lợn" đẹp nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ở gian ngoài.

Theo các bậc cao niên, hàng năm cứ vào tháng Hai thì mỗi thôn sẽ chọn 1-2 chú lợn cân đối để làm vật tế cho năm sau. Trong năm, những chú lợn này sẽ được cả thôn góp tiền chăm sóc. 17 “ông lợn” được xếp ngồi kiệu hoa rước tới đình làng để tế Đức Thánh. Một “ông lợn” đạt yêu cầu phải có thân dài, mõm dài, tai to, da trắng, nặng tới hơn 220kg. 6 "ông lợn" đẹp nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ở gian ngoài.

Lễ rước "ông lợn" đã được người dân La Phù chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Từ đầu giờ chiều 10/2 không khí chuẩn bị cho lễ rước lợn đã rộn ràng, len lỏi khắp ngõ ngách trong làng La Phù.

Lễ rước "ông lợn" đã được người dân La Phù chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Từ đầu giờ chiều 10/2 không khí chuẩn bị cho lễ rước lợn đã rộn ràng, len lỏi khắp ngõ ngách trong làng La Phù.

Không khí tưng bừng của lễ hội rước "ông lợn" tại làng La Phù.

Không khí tưng bừng của lễ hội rước "ông lợn" tại làng La Phù.

Đông đảo người dân tham dự lễ rước "ông lợn" tại làng La Phù.

Đông đảo người dân tham dự lễ rước "ông lợn" tại làng La Phù.

Trong quá trình rước các "ông lợn" về đình, mỗi thôn xóm biểu diễn màn múa sư tử sôi động thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham dự.

Trong quá trình rước các "ông lợn" về đình, mỗi thôn xóm biểu diễn màn múa sư tử sôi động thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham dự.

Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-doc-dao-le-ruoc-cac-ong-lon-tai-la-phu.html