Hà Nội: Nghẹt thở vì ô nhiễm tại 'làng phế liệu'

Hơn 15 năm nay, việc thu mua phế liệu trở thành nghề chính của 180 hộ dân thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa.

Không lạ khi Xà Cầu được biết đến với cái tên 'thủ phủ' phế liệu ngoại thành Hà Nội khi chạy dọc đường Quốc lộ 21B đến thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, ta có thể dễ dàng bắt gặp những bao tải phế liệu nằm ngổn ngang, được chất đống la liệt dọc đường, trong thôn, xóm, …

Được biết nghề truyền thống xưa nay của xã Quảng Phú Cầu là làm tăm hương, xã có 6 thôn thì trong đó 5 thôn làm tăm hương, riêng thôn Xà Cầu lại đặc trưng về làm hương đen. Tuy nhiên, do thời cuộc thay đổi, người mua hương ít dần, lại khó có thể cạnh tranh với những làng làm tăm hương truyền thống lân cận, những người làm tăm đen tại Xà Cầu dần chuyển hướng sang tập kết, thu gom và phân loại phế liệu, rồi dần dần trở thành 'làng phế liệu' lớn nhất tại Hà Nội.

Theo ghi nhận của phóng viên, khoảng sân trước nhà của mỗi hộ gia đình đều có những bao tải phế liệu cao quá mái nhà, rác thải tập kết ngổn ngang.

Thôn Xà Cầu trước đây nổi tiếng với nghề làm hương đen thủ công. Tuy nhiên, hơn 15 năm nay, nhiều hộ dân chuyển sang thu gom và phân loại phế liệu để bán cho các nhà máy tái chế rác.

Thôn Xà Cầu trước đây nổi tiếng với nghề làm hương đen thủ công. Tuy nhiên, hơn 15 năm nay, nhiều hộ dân chuyển sang thu gom và phân loại phế liệu để bán cho các nhà máy tái chế rác.

Đi sâu vào trong ngõ, các “xưởng chế biến” đang hoạt động hết công suất với những tiếng ầm ầm cùng mùi khét lẹt của máy móc và mùi nhựa ép…

Đi sâu vào trong ngõ, các “xưởng chế biến” đang hoạt động hết công suất với những tiếng ầm ầm cùng mùi khét lẹt của máy móc và mùi nhựa ép…

Theo thống kê, riêng thôn Xà Cầu hiện có khoảng 170 - 180 hộ gia đình trên tổng số 800 hộ làm nghề thu mua, sơ chế rác thải nhựa.

Theo thống kê, riêng thôn Xà Cầu hiện có khoảng 170 - 180 hộ gia đình trên tổng số 800 hộ làm nghề thu mua, sơ chế rác thải nhựa.

Anh Trần Hà Tú (thôn Xà Cầu, huyện Ứng Hòa) chia sẻ: ''Tôi làm công nhân phân loại, tái chế rác nhựa cũng được gần chục năm rồi, thu nhập của tôi khoảng 200.000 đồng/ngày làm việc 2 ca. Nhưng mà làm nghề này phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, độc hại từ hóa chất cũng như là bị các vật sắc nhọn gây nguy hiểm trong lúc tái chế''.

Anh Trần Hà Tú (thôn Xà Cầu, huyện Ứng Hòa) chia sẻ: ''Tôi làm công nhân phân loại, tái chế rác nhựa cũng được gần chục năm rồi, thu nhập của tôi khoảng 200.000 đồng/ngày làm việc 2 ca. Nhưng mà làm nghề này phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, độc hại từ hóa chất cũng như là bị các vật sắc nhọn gây nguy hiểm trong lúc tái chế''.

Các loại rác thải nhựa được đưa vào máy ép và nghiền nhỏ.

Các loại rác thải nhựa được đưa vào máy ép và nghiền nhỏ.

Rác nhựa được nghiền nhỏ, sau đó đem ngâm qua nước và đóng vào bao tải.

Rác nhựa được nghiền nhỏ, sau đó đem ngâm qua nước và đóng vào bao tải.

Dòng nước hóa chất đặc sệt khi rửa rác thải nhựa.

Dòng nước hóa chất đặc sệt khi rửa rác thải nhựa.

Những hóa chất, nước thải được xả thải liên tiếp xuống các sông, cống, mương gần kề trong thôn, bốc mùi nồng nặc.

Những hóa chất, nước thải được xả thải liên tiếp xuống các sông, cống, mương gần kề trong thôn, bốc mùi nồng nặc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (thôn Xà Cầu, huyện Ứng Hòa): ''Mỗi ngày, phế liệu được thu gom về các cơ sở của các hộ dân ở đây. Sau đó được phân loại và bán lại cho cơ sở tái chế. Con cái tôi đều đi làm các nghề khác vì chúng nó không thích phải đi nhặt phế liệu như bố mẹ, tổn hại sức khỏe''.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (thôn Xà Cầu, huyện Ứng Hòa): ''Mỗi ngày, phế liệu được thu gom về các cơ sở của các hộ dân ở đây. Sau đó được phân loại và bán lại cho cơ sở tái chế. Con cái tôi đều đi làm các nghề khác vì chúng nó không thích phải đi nhặt phế liệu như bố mẹ, tổn hại sức khỏe''.

Nơi tập kết phế liệu đã được phân loại để chờ bán cho nhà máy tái chế.

Nơi tập kết phế liệu đã được phân loại để chờ bán cho nhà máy tái chế.

UBND xã Quảng Phú Cầu cho biết, để giảm thiểu ô nhiễm, chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình (Lạc Thủy, Hòa Bình). Ngoài ra, các cán bộ thôn cũng được giao nhiệm vụ cắt cử người hướng dẫn bà con nhân dân tập kết rác thải không thể tái chế ở vị trí quy định. Khi đủ số lượng, xe của công ty sẽ tiến hành chuyên chở. Mức giá xử lý hiện nay là 700 đồng/kg.

UBND xã Quảng Phú Cầu cho biết, để giảm thiểu ô nhiễm, chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình (Lạc Thủy, Hòa Bình). Ngoài ra, các cán bộ thôn cũng được giao nhiệm vụ cắt cử người hướng dẫn bà con nhân dân tập kết rác thải không thể tái chế ở vị trí quy định. Khi đủ số lượng, xe của công ty sẽ tiến hành chuyên chở. Mức giá xử lý hiện nay là 700 đồng/kg.

Các loại bao tải chứa phế liệu “chen chúc” tại thôn Xà Cầu - Ứng Hòa.

Các loại bao tải chứa phế liệu “chen chúc” tại thôn Xà Cầu - Ứng Hòa.

Thái Mạnh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ha-noi-nghet-tho-vi-o-nhiem-tai-lang-phe-lieu-381689.html