Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây khu đất ao Thùy Dương (phường Quảng An, quận Tây Hồ) nhiều nhà cửa xây dựng lấn chiếm chính quyền phải vào cuộc xử lý cưỡng chế dựng rào chống xâm lấn. Tuy nhiên, đến nay diện tích mặt nước ao đã không còn.
Ao Láng trên đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ) đang dần biến mất bao bọc xung quanh là các công trình cao tầng, nhà bê tông.
Ao trong ngõ 419 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai luôn đối mặt với tình trạng đổ trộm phế thải.
Theo người dân sinh sống quanh khu vực ao này cho biết, những ao hồ quanh ngõ 419 có giá trị quan trọng trong việc điều hòa không khí, tiêu thoát nước ngày mưa đối với người dân nơi đây.
"Lợi dụng đêm tối thỉnh thoảng xe ba bánh chở phế thải chạy vào đổ trộm.
Bênh cạnh việc đổ trộm, một số điểm quanh hồ có dấu hiệu cải tạo san lấp lấn chiếm.
Tại ngõ 99 Định Công (quận Hoàng Mai) đối diện sân bóng một ao có diện tích khá lớn đang trong tình trạng bị san lấp đổ rác và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Theo người dân sở tại, quá trình đô thị hóa nhiều diện tích nông nghiệp ở đây bị mua bán trao tay xây nhà cửa trái phép. Ao trước đây người làng Định Công gọi tên là ao Hàng Giáp.
Rác đổ xung quanh bờ ao, diện tích thu hẹp người dân chỉ trồng được rau muống.
Ngay sát ao Hàng Giáp là một ao khác cũng đang bị đổ phế liệu san lấp. Người phụ nữ này cho hay: "Trước đây là ruộng lúa của người dân nhưng giờ không thể trồng lúa vì nhà cửa bê tông hóa lấy đâu nước mà trồng lúa"
Những đống phế thải được đổ về đêm đang dần xâm chiếm mặt ao.Rác
Rác đổ chất cao tại một ao khác tại ngõ 587 Tam Trinh (quận Hoàng Mai).
Tình trạng san, lấp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất ao, hồ đang diễn ra ngày càng phổ biến và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh hưởng đến môi trường sinh sống, chất lượng nguồn nước của người dân Thủ đô. Vì thế, việc bảo vệ diện tích ao hồ là cấp thiếu rất cần sự vào cuộc quyết liệt từ phía chính quyền sở tại.
Đ. Hưng/VOV.VN