Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sau mưa lớn, hạn chế phương tiện qua một số cầu ngang sông Hồng

Đêm 9-9, rạng sáng 10-9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả 'chạy ngập' xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn.

(KTSG Online) – Đêm 9-9, rạng sáng 10-9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả “chạy ngập” xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn.

Tối và đêm 9-9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh do mưa lớn, ảnh hưởng của lũ trên các sông và điều tiết của các hồ chứa thượng lưu. Nhiều khu vực thuộc nội thành, nằm gần sông, bắt đầu rơi vào tình trạng ngập úng. Mực mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội ghi nhận ở mức 7,04m tại thời điểm 15h ngày 9-9, tăng 2,79m so với hôm trước.

Một số hình ảnh do nhóm phóng viên, cộng tác viên KTSG Online ghi nhận tại một số địa điểm.

Hình ảnh cập nhật lúc 2h40 sáng 10-9 tại chân cầu Đuống, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm. Lúc này, nước đã dâng sát chân cầu.

Hình ảnh cập nhật lúc 2h40 sáng 10-9 tại chân cầu Đuống, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm. Lúc này, nước đã dâng sát chân cầu.

Đầu giờ sáng 10-9, nước lũ sông Hồng lên nhanh. Trong ảnh là khu vực dòng chảy sông Hồng, nằm gần cầu Đông Trù.

Đầu giờ sáng 10-9, nước lũ sông Hồng lên nhanh. Trong ảnh là khu vực dòng chảy sông Hồng, nằm gần cầu Đông Trù.

Mực nước sông Hồng đã vượt ngưỡng an toàn cho phép, uy hiếp an toàn chạy tàu qua cầu Long Biên, buộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải dừng chạy tàu qua cây cầu này

Mực nước sông Hồng đã vượt ngưỡng an toàn cho phép, uy hiếp an toàn chạy tàu qua cầu Long Biên, buộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải dừng chạy tàu qua cây cầu này

Bãi giữa sông Hồng nhìn từ cầu Long Biên xuống

Bãi giữa sông Hồng nhìn từ cầu Long Biên xuống

Nước sông Hồng dâng cao, ảnh hưởng tới an toàn lưu thông đường thủy và đường sắt. Trong ảnh là dòng chảy sông Hồng nhìn từ phía đê Ngọc Lâm, Long Biên.

Nước sông Hồng dâng cao, ảnh hưởng tới an toàn lưu thông đường thủy và đường sắt. Trong ảnh là dòng chảy sông Hồng nhìn từ phía đê Ngọc Lâm, Long Biên.

Nước dâng nhanh khiến một nhà hàng tại khu vực tổ 38-39, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, phải gấp rút di chuyển đồ đạc.

Nước dâng nhanh khiến một nhà hàng tại khu vực tổ 38-39, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, phải gấp rút di chuyển đồ đạc.

Các phương tiện giao thông di chuyển qua phố Ngọc Lâm, quận Long biên gặp ít nhiều khó khăn do tình trạng ngập úng, và cây cối bị đổ do bão Yagi chưa được dọn dẹp.

Các phương tiện giao thông di chuyển qua phố Ngọc Lâm, quận Long biên gặp ít nhiều khó khăn do tình trạng ngập úng, và cây cối bị đổ do bão Yagi chưa được dọn dẹp.

Nước ngập ngang thân người ở khu vực bãi Phúc Xá. Ảnh: Khổng Chí.

Nước ngập ngang thân người ở khu vực bãi Phúc Xá. Ảnh: Khổng Chí.

Nhà phao của một hộ dân, nằm gần chân cầu Long Biên, giữa dòng nước.

Nhà phao của một hộ dân, nằm gần chân cầu Long Biên, giữa dòng nước.

Vườn cây ăn trái, cây cảnh của một hộ dân thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ trong tình trạng ngập úng.

Vườn cây ăn trái, cây cảnh của một hộ dân thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ trong tình trạng ngập úng.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản tại khu vực ngập lụt ngõ 76 An Dương, quận Tây Hồ. Ảnh: Ngọc Hải.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản tại khu vực ngập lụt ngõ 76 An Dương, quận Tây Hồ. Ảnh: Ngọc Hải.

Đêm 9-9 – rạng sáng 10-9, nước tiếp tục dâng cao, khiến thêm nhiều tuyến đường, khu vực rơi bị ngập, như: Vĩnh Hưng, Đường 2,5 hồ Đền Lừ, Thái Hà, Quan Nhân, Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm.

Ngoài ra, các tuyến đường như: Phan Văn Trường, Đại lộ Thăng Long (Ngã ba giao Lê Trọng Tấn), Hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9+656), Tố Hữu, Yên Nghĩa (Bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), Võ Chí Công, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Khánh Toàn, Thiên Hiền, phố Nhuệ Giang… cũng bị ngập sâu trong nước.

Mưa không chỉ gây ngập úng tại các tuyến đường mà nhiều khu đô thị cũng bị ngập úng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Trước tình hình trên, UBND quận Hoàn Kiếm – quận có 3,7 km nằm ven sông, thuộc hai phường Chương Dương, Phúc Tân, nơi tập trung đông dân cư – đã vận động hộ dân chủ động di chuyển tài sản, đảm bảo an toàn.

Với một số cây cầu bắc qua sông Hồng, chính quyền địa phương và một số cơ quan quản lý cũng có một số biện pháp bảo đảm an toàn. Chẳng hạn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên từ 9h sáng 10-9, do mực nước sông Hồng đã vượt ngưỡng an toàn cho phép, uy hiếp an toàn chạy tàu. Sau khi nước sông rút, ngành đường sắt sẽ đánh giá lại mức độ an toàn để khai thác trở lại.

Toàn bộ tàu khách trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng sẽ đón và trả khách tại ga đầu/cuối Gia Lâm thay vì ga Long Biên hoặc Hà Nội như trước. Từ ngày mai, phụ thuộc nhu cầu hành khách, ngành đường sắt có thể giảm tàu, duy trì tối thiểu đôi tàu Hà Nội – Hải Phòng mỗi ngày.

Sở GTVT Hà Nội cũng thông báo hạn chế các loại xe qua cầu Chương Dương từ 8h30 sáng nay do lo ngại mất an toàn. Cụ thể, với hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường.

Với hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu.

Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn chạy theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Nhóm phóng viên

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/ha-noi-nhieu-khu-vuc-ngap-sau-mua-lon-han-che-phuong-tien-qua-mot-so-cau-ngang-song-hong/