Hà Nội: Nhiều xã tại huyện Mỹ Đức vẫn ngập sâu, một số nơi chưa có điện

Chiều tối 12/9, tại huyện Mỹ Đức, mưa đã giảm dần nhưng nước lũ rừng ngang vẫn tràn về gây ngập úng nhiều hộ dân. Mực nước các sông và hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao, như hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn. Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận diễn biến lũ tại một số xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

 Đã gần một tuần qua, nhiều nơi tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn ngập lụt, đường ruộng biến thành sông, cuộc sống người dân bị đảo lộn, phải đi lại bằng thuyền, chưa kể tới việc thất thoát tài sản, hoa màu, nông thủy sản. Trong ảnh là cầu Bãi Giữa thôn Vài, xã Hợp Thanh đi xã An Phú vẫn có nhiều đoạn bị ngập.

Đã gần một tuần qua, nhiều nơi tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn ngập lụt, đường ruộng biến thành sông, cuộc sống người dân bị đảo lộn, phải đi lại bằng thuyền, chưa kể tới việc thất thoát tài sản, hoa màu, nông thủy sản. Trong ảnh là cầu Bãi Giữa thôn Vài, xã Hợp Thanh đi xã An Phú vẫn có nhiều đoạn bị ngập.

 Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, hiện còn 10/22 xã, thị trấn vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp từ mưa lũ. Trong ảnh là cầu bắc qua đập tràn Quan Sơn, xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức), dù là hồ chứa nước nhưng đến nay hồ Quan Sơn đã vượt ngưỡng tràn.

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, hiện còn 10/22 xã, thị trấn vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp từ mưa lũ. Trong ảnh là cầu bắc qua đập tràn Quan Sơn, xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức), dù là hồ chứa nước nhưng đến nay hồ Quan Sơn đã vượt ngưỡng tràn.

 Cũng tại xã Hợp Tiến, thôn Viêm Khê và thôn Phú Liễn nằm dọc hai bên bờ sông Mỹ Hà, nước vẫn chưa rút, thậm chí sáng 12/9 còn dâng cao hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Cũng tại xã Hợp Tiến, thôn Viêm Khê và thôn Phú Liễn nằm dọc hai bên bờ sông Mỹ Hà, nước vẫn chưa rút, thậm chí sáng 12/9 còn dâng cao hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

 Các thôn như: thôn Ải, thôn Phú Hiền, thôn Vài... nhằm dọc theo bờ sông Mỹ Hà tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng khi nước dâng lên cao.

Các thôn như: thôn Ải, thôn Phú Hiền, thôn Vài... nhằm dọc theo bờ sông Mỹ Hà tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng khi nước dâng lên cao.

 Người dân khu cầu Bãi Giữa, thôn Vài, xã Hợp Thanh dùng nhiều cách khác nhau để di chuyển qua những đoạn có nước lũ.

Người dân khu cầu Bãi Giữa, thôn Vài, xã Hợp Thanh dùng nhiều cách khác nhau để di chuyển qua những đoạn có nước lũ.

 Từ công tác tuyên truyền của chính quyền, nhiều hộ đã chủ động đưa tài sản lên trên cao, tránh thiết hại.

Từ công tác tuyên truyền của chính quyền, nhiều hộ đã chủ động đưa tài sản lên trên cao, tránh thiết hại.

 Đường từ xã Hợp Thanh đi xã An Tiến và xã An Phú đã bị chia cắt, chính quyền đã có cảnh báo để hạn chế người dân đi vào khu vực ngập lụt.

Đường từ xã Hợp Thanh đi xã An Tiến và xã An Phú đã bị chia cắt, chính quyền đã có cảnh báo để hạn chế người dân đi vào khu vực ngập lụt.

 Đường trục chính từ các xã về xã An Phú, huyện Mỹ Đức luôn có lực lượng chức năng phân làn, tránh đi vào khu vực ngập sâu.

Đường trục chính từ các xã về xã An Phú, huyện Mỹ Đức luôn có lực lượng chức năng phân làn, tránh đi vào khu vực ngập sâu.

 Xã An Phú, Mỹ Đức là khu vực chịu ảnh hưởng nhất so với các xã, trong ảnh là trường tiểu học xã An Phú tạm thời đóng cửa, học sinh học online.

Xã An Phú, Mỹ Đức là khu vực chịu ảnh hưởng nhất so với các xã, trong ảnh là trường tiểu học xã An Phú tạm thời đóng cửa, học sinh học online.

 Các ngả đường vào thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, Mỹ Đức bị bao quanh bởi nước sông Mỹ Hà.

Các ngả đường vào thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, Mỹ Đức bị bao quanh bởi nước sông Mỹ Hà.

 Thôn Đồng Chiêm được xem là 'rốn lũ' của xã An Phú. Ông Nguyễn Mạnh Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: Đến ngày 12/9 xã đã di dời hơn 700 hộ, xã chúng tôi là khu vực toàn bộ nước ở Hòa Bình đổ về, trường hợp xã tiếp tục trong khu vực phân lũ chúng tôi sẽ huy động các lực lượng từ quân đội, công an, xe chuyên dụng... để hỗ trợ các thôn, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Thôn Đồng Chiêm được xem là 'rốn lũ' của xã An Phú. Ông Nguyễn Mạnh Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: Đến ngày 12/9 xã đã di dời hơn 700 hộ, xã chúng tôi là khu vực toàn bộ nước ở Hòa Bình đổ về, trường hợp xã tiếp tục trong khu vực phân lũ chúng tôi sẽ huy động các lực lượng từ quân đội, công an, xe chuyên dụng... để hỗ trợ các thôn, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

 Đường vào thôn Đồng Chiêm việc di chuyển rất khó khăn, khi nước từ sông Mỹ Hà tràn qua đê vào khu vực ruộng đồng của nhân dân.

Đường vào thôn Đồng Chiêm việc di chuyển rất khó khăn, khi nước từ sông Mỹ Hà tràn qua đê vào khu vực ruộng đồng của nhân dân.

 Nhiều nơi khu vực thôn Đồng Chiêm người dân chưa có điện, các hộ dân đã chuẩn bị nến cho đêm 12/9.

Nhiều nơi khu vực thôn Đồng Chiêm người dân chưa có điện, các hộ dân đã chuẩn bị nến cho đêm 12/9.

 Một vài hộ dân khá hơn sẽ có đèn năng lượng mặt trời.

Một vài hộ dân khá hơn sẽ có đèn năng lượng mặt trời.

 Trong hoàn cảnh nước lũ bủa vây, người dân tranh thủ đánh bắt cá giữa đường.

Trong hoàn cảnh nước lũ bủa vây, người dân tranh thủ đánh bắt cá giữa đường.

 Theo người dân nuôi cá tại nhiều xã của huyện Mỹ Đức, sợ nước tiếp tục lên gia đình phải kéo cá lên sớm đem bán...

Theo người dân nuôi cá tại nhiều xã của huyện Mỹ Đức, sợ nước tiếp tục lên gia đình phải kéo cá lên sớm đem bán...

Lê Tâm

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ha-noi-nhieu-xa-tai-huyen-my-duc-van-ngap-sau-mot-so-noi-chua-co-dien-post312073.html