Hà Nội: Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để điều trị, giảm biến chứng

Khi có các biểu hiện ban đầu của tiền đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường như: Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid người dân phải được tư vấn, phát hiện sớm.

Ngày 11/11, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây – đái tháo đường, tăng huyết áp.

Ngày hội y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm - đái tháo đường, tăng huyết áp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội trong công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm nói chung và phòng chống đái tháo đường, tăng huyết áp nói riêng.

Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp để quản lý, điều trị để làm chậm sự xuất hiện và tiến triển các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mắc đái tháo đường, tăng huyết áp.

Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây – đái tháo đường, tăng huyết áp.

Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây – đái tháo đường, tăng huyết áp.

Tại ngày hội, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì tổ chức tư vấn, khám sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, siêu âm tổng quat, khám mắt, đo chiều cao, cân nặng…, và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 3.000 người dân trên địa bàn huyện Ba Vì trong độ tuổi 40 trở lên.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính, tiến triển với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Đường huyết cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương mắt có thể gây ra mù lòa; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi; biến chứng tim mạch như: Tăng huyết áp, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Các nghiên cứu về dịch tễ học trong những năm qua đã cho thấy bệnh đái tháo đường type 2 không ngừng gia tăng. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11 người có 1 người bị đái tháo đường, dự báo đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị mắc bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh đái tháo đường chỉ là 1,1 % (ở Hà Nội), 2,25% (ở TP Hồ Chí Minh), 0,96% (TP Huế).

Theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1%, tiền đái tháo đường là 3,6%.

Riêng tại Hà Nội, năm 2021 kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 - 69 tuổi cho thấy: Tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%; tăng đường huyết là 10,2%; tăng huyết áp 30,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 19,2%; tỷ lệ hút thuốc lá có xu hướng giảm 14,2%; tỷ lệ uống từ 6 đơn vị cồn trở lên giảm còn 9,4%.

Để dự phòng sớm, quản lý, điều trị kịp thời nhằm giảm sự gia tăng mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh, trước hết người bệnh phải biết rõ đái tháo đường là một bệnh rối loạn suốt đời.

Để dự phòng sớm, quản lý, điều trị kịp thời nhằm giảm sự gia tăng mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh, trước hết người bệnh phải biết rõ đái tháo đường là một bệnh rối loạn suốt đời.

Sự gia tăng này cho thấy sự bùng nổ của bệnh đái tháo đường trở thành gánh nặng về chăm sóc y tế, làm tổn hại đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng và tăng cường hoạt động thể lực.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tập huấn và giáo dục là nền tảng quan trọng của các hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường, trước hết người bệnh phải biết rõ ĐTĐ là một bệnh rối loạn suốt đời.

Bệnh chỉ có thể được quản lý một cách thích hợp nếu chính người bệnh hiểu được họ cần phải làm gì. Ở mức độ cộng đồng, các biểu hiện ban đầu của tiền đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường như: Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid phải được tư vấn, phát hiện sớm.

Như vậy, việc phòng chống bệnh đái tháo đường mới có hiệu quả, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị bệnh đái tháo đường và các biến chứng sau này, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ hạnh phúc gia đình của người bệnh.

Để dự phòng sớm, quản lý, điều trị kịp thời nhằm giảm sự gia tăng mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh, trước hết người bệnh phải biết rõ đái tháo đường là một bệnh rối loạn suốt đời.

Khi có các biểu hiện ban đầu của tiền đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường như: Thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid người dân phải được tư vấn, phát hiện sớm.

Làm được điều đó, việc phòng chống bệnh đái tháo đường mới có hiệu quả, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị bệnh đái tháo đường, nhất là các biến chứng sau này, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ hạnh phúc gia đình của người bệnh.

Đồng thời, người dân cần thường xuyên xét nghiệm đường máu để phát hiện bệnh đái tháo đường và điều trị sớm, ngăn ngừa biến các biến chứng nguy hiểm; hãy duy trì hoạt động thể lực hàng ngày, chế độ ăn uống hợp lý để phòng chống bệnh đái tháo đường.

Người dân cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó với bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng, chống được nếu tìm hiểu và biết cách thực hành dinh dưỡng, hoạt động thể lực hợp lý.

Hà Linh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-phat-hien-som-benh-dai-thao-duong-de-dieu-tri-giam-bien-chung.html