Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang

Mục tiêu của đồ án, là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo chỉnh trang, nghiên cứu vị trí điểm nhấn kiến trúc tạo bộ mặt đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, bao gồm cả phố đi bộ Trần Nhân Tông.

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh hồ Thiền Quang tỉ lệ 1/500, tại các phường Nguyễn Du và phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Khu vực này bao gồm không gian cảnh quan không gian đi bộ, không gian văn hóa khu vực phố Trần Nhân Tông (đoạn từ phố Quang Trung đến phố Trần Bình Trọng kết nối với trục phía Bắc công viên Thống Nhất); cải tạo cây xanh, đường dạo, các tiện ích đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực xung quanh hồ Thiền Quang.

Nhiệm vụ thiết kế đô thị nhằm bảo tồn khuôn viên cụm di tích đã được xếp hạng chùa Quan Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa, đồng thời phát huy giá trị kiến trúc, nghệ thuật và thắng cảnh của di tích, phát triển văn hóa, tâm linh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Mục tiêu của đồ án là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo chỉnh trang, nghiên cứu vị trí điểm nhấn kiến trúc tạo bộ mặt đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang bao gồm phố đi bộ Trần Nhân Tông.

Mục tiêu của đồ án là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo chỉnh trang, nghiên cứu vị trí điểm nhấn kiến trúc tạo bộ mặt đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang bao gồm phố đi bộ Trần Nhân Tông.

Đồ án cũng sẽ đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn bảo tồn cải tạo, chỉnh trang các công trình, khu vực điểm nhấn trên tuyến đường làm cơ sở để chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy định. Trên cơ sở này, đồ án thực hiện theo nguyên tắc chuẩn hóa các hoạt động thiết kế, xây dựng (đối với khu vực dân cư hiện có cải tạo, chỉnh trang); định hình tiêu chí, yêu cầu, nguyên tắc (bắt buộc) đối với công trình kiến trúc điểm nhấn; khuyến khích về giảm mật độ; tăng khoảng lùi, khoảng cách xây dựng công trình, tỉ lệ cây xanh trên mặt đứng, mái; xác định màu sắc, vật liệu chủ đạo các công trình trên tuyến đường...

Đảm bảo ngôn ngữ, hình khối, không gian, hài hòa tổng thể khu vực; quy định về quảng cáo, biển hiệu, hệ thống thông tin liên lạc, các tiện ích đô thị, vùng bảo vệ các công trình di tích... trên dọc tuyến phố đảm bảo trật tự văn minh đô thị, hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn và tiện nghi.

UBND Thành phố yêu cầu phương án thiết kế tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị phải bám sát thực tế, hiện trạng đô thị, phải hài hòa giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển xây dựng mới; đánh giá, xác định các vị trí có thể định hướng là điểm nhấn về kiến trúc, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý địa phương. Nêu rõ định hướng, nguyên tắc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng lô đất của các chủ đầu tư.

 Khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh hồ Thiền Quang tỉ lệ 1/500 thuộc địa giới hành chính của các phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh hồ Thiền Quang tỉ lệ 1/500 thuộc địa giới hành chính của các phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ kiến trúc thống nhất, hài hòa trên nguyên tắc phát huy bản sắc, nét đặc trưng của của tuyến phố đã hình thành trong thời gian trước đây; phát triển sự đa dạng của kiến trúc đối với khu vực thương mại dịch vụ, dân cư, song vẫn đảm bảo thống nhất chung trên toàn tuyến.

Về định hình kiến trúc, UBND Thành phố yêu cầu lựa chọn một số địa điểm phù hợp về vị trí, đáp ứng đủ các tiêu chí về hạ tầng (bãi đỗ xe ngầm, quảng trường xung quanh...) để làm công trình điểm nhấn đô thị và đóng góp có cảnh quan chung. Các công trình này cần có đóng góp về không gian mở và cảnh quan chung của đô thị như vườn hoa, vỉa hè lớn kết hợp làm không gian công cộng...

Đề xuất không gian kiến trúc cảnh quan trên cơ sở phân tích điểm nhìn từ các phía, bao gồm các điểm nhìn dọc tuyến và theo mặt cắt các đoạn phố dọc ngang tuyến. Trên cơ sở đó đề xuất duy trì, tạo dựng các không gian mở, cây xanh, từ đó đề xuất tầng cao kiểm soát cho các phân đoạn phù hợp. Phối hợp, rà soát với địa phương giải quyết các trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng, không để phát sinh nhà siêu mỏng, siêu méo, tạo nên sự thống nhất về kiến trúc cảnh quan trên toàn tuyến.

Đề xuất giải pháp bổ sung, lựa chọn, đề xuất chủng loại cây xanh có màu sắc, kích cỡ phù hợp với hệ thống cây xanh hiện có trên tuyến đường và phù hợp với quy định của Thành phố. Đề xuất giải pháp thiết kế mặt nước (nếu có) kết hợp cây xanh đảm bảo phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh hồ Thiền Quang tỉ lệ 1/500 thuộc địa giới hành chính của các phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Phạm vi nghiên cứu thiết kế đô thị: Phía Bắc lấy theo ranh giới hành chính của quận Hai Bà Trưng, phạm vi hết thửa đất 1 - 2 lớp nhà và có khoảng cách 30 - 50m từ chỉ giới đường đỏ phố Nguyễn Du.

Phía Tây và phía Đông lấy hết thửa đất 1 - 2 lớp nhà và phạm vi tối thiểu 50m từ chỉ giới đường đỏ phố Trần Bình Trọng và phố Quang Trung; phía Nam lấy phạm vi tối thiểu 50m từ chỉ giới đường đỏ phía Nam phố Trần Nhân Tông và khu đất rạp xiếc Trung ương.

Diện tích lập thiết kế đô thị khoảng 11,7ha. Diện tích nghiên cứu thiết kế đô thị khoảng 20,4ha.

Tuấn Dũng

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/ha-noi-phe-duyet-nhiem-vu-thiet-ke-do-thi-khu-vuc-xung-quanh-ho-thien-quang-160354.html