Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công văn số 463/UBND-KT1, yêu cầu các địa phương kịp thời thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các cơ sở chế biến gỗ hoạt động không phép theo đúng quy định; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chưa có hoặc chưa đảm bảo các hồ sơ, thủ tục.
Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh thời gian vừa qua đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chủ động kiểm tra, xử lý theo đúng quy định tình hình hoạt động một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn. Tuy vậy, trên cơ sở kết quả kiểm tra thực địa do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà chủ trì, cho thấy các địa phương vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, một số cơ sở chế biến gỗ không phép vẫn tiếp tục hoạt động.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực địa, báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4896/STNMT-ĐĐ2 về kết quả rà soát các cơ sở băm dăm hoạt động trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND các huyện Hương Khê và Hương Sơn tập trung, kịp thời thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại các Văn bản nêu trên, kịp thời thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các cơ sở chế biến gỗ hoạt động không phép theo đúng quy định; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chưa có hoặc chưa đảm bảo các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để các cơ sở chế biến gỗ tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng không được kiểm tra, xử lý; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu không xử lý kịp thời, dứt điểm đối với các cơ sở chế biến gỗ hoạt động không phép trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất băm dăm và để phát sinh các cơ sở mới (nếu có).
Yêu cầu UBND các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các cơ sở chế biến gỗ hoạt động không phép trên địa bàn (nếu có) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để phát sinh cơ sở chế biến gỗ hoạt động không phép trên địa bàn.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện của các địa phương chủ động thực hiện và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện quản lý Nhà nước đối với các cơ sở chế biến gỗ không phép; kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan theo đúng quy định.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan quán triệt, nghiêm túc thực hiện Phương án phát triển ngành lâm nghiệp được định hướng tại báo cáo tổng hợp kèm theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đền năm 2050...