Hải quân Ấn Độ đạt bước tiến đột phá với tàu ngầm được trang bị AIP

Hải quân Ấn Độ đang tăng cường năng lực của tàu ngầm thông qua dự án Project-75 India (P-75I).

 Hải quân Ấn Độ đang tăng cường năng lực của tàu ngầm thông qua dự án Project-75 India (P-75I). Sáu tàu ngầm trong dự án này sẽ chạy bằng điện-diesel và sử dụng hệ thống động cơ đẩy không cần không khí (AIP) để tăng cường sức bền dưới nước. Mỗi chiếc tàu ngầm sẽ có khả năng mang theo tên lửa hành trình và ngư lôi hạng nặng. Đây là một bước quan trọng để nâng cao khả năng hoạt động và phòng thủ của Hải quân Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ đang tăng cường năng lực của tàu ngầm thông qua dự án Project-75 India (P-75I). Sáu tàu ngầm trong dự án này sẽ chạy bằng điện-diesel và sử dụng hệ thống động cơ đẩy không cần không khí (AIP) để tăng cường sức bền dưới nước. Mỗi chiếc tàu ngầm sẽ có khả năng mang theo tên lửa hành trình và ngư lôi hạng nặng. Đây là một bước quan trọng để nâng cao khả năng hoạt động và phòng thủ của Hải quân Ấn Độ.

AIP tăng cường khả năng chịu đựng dưới nước của tàu ngầm giữa các lần sạc pin từ ba đến bốn lần, do đó làm giảm khả năng bị phát hiện. Khi sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc gia tăng ở Ấn Độ Dương, các tàu ngầm có AIP sẽ tăng cường khả năng giám sát của các lực lượng Ấn Độ mà không bị phát hiện. Công nghệ này sẽ đặc biệt phù hợp ở phía đông Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal. Ở Biển Ả Rập và Tây Ấn Độ Dương, nó sẽ tăng cường khả năng tác chiến dưới biển của Hải quân Ấn Độ khi đối phó với Pakistan.

AIP tăng cường khả năng chịu đựng dưới nước của tàu ngầm giữa các lần sạc pin từ ba đến bốn lần, do đó làm giảm khả năng bị phát hiện. Khi sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc gia tăng ở Ấn Độ Dương, các tàu ngầm có AIP sẽ tăng cường khả năng giám sát của các lực lượng Ấn Độ mà không bị phát hiện. Công nghệ này sẽ đặc biệt phù hợp ở phía đông Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal. Ở Biển Ả Rập và Tây Ấn Độ Dương, nó sẽ tăng cường khả năng tác chiến dưới biển của Hải quân Ấn Độ khi đối phó với Pakistan.

Hệ thống AIP được cho là đã sẵn sàng và sẽ được trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp trong hạm đội Hải quân Ấn Độ vào năm tới. Dự kiến, AIP sẽ được sản xuất và thử nghiệm tại Khu phức hợp Kỹ thuật Nặng AM Naik của Larsen & Toubro trước cuối năm 2025, sau đó lắp đặt trên tàu ngầm tại Nhà máy đóng tàu Mazagaon.

Hệ thống AIP được cho là đã sẵn sàng và sẽ được trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp trong hạm đội Hải quân Ấn Độ vào năm tới. Dự kiến, AIP sẽ được sản xuất và thử nghiệm tại Khu phức hợp Kỹ thuật Nặng AM Naik của Larsen & Toubro trước cuối năm 2025, sau đó lắp đặt trên tàu ngầm tại Nhà máy đóng tàu Mazagaon.

Hệ thống AIP cho phép tàu ngầm chạy bằng diesel-điện (SSK) lặn liên tục từ 10 đến 14 ngày mà không cần nổi lên để sạc pin. Hệ thống này sẽ được lắp đặt trên tàu ngầm INS Kalvari vào tháng 9/2025. Việc nâng cấp này sẽ làm tăng chiều dài và trọng lượng của tàu, và được hỗ trợ bởi Naval Group từ Pháp.

Hệ thống AIP cho phép tàu ngầm chạy bằng diesel-điện (SSK) lặn liên tục từ 10 đến 14 ngày mà không cần nổi lên để sạc pin. Hệ thống này sẽ được lắp đặt trên tàu ngầm INS Kalvari vào tháng 9/2025. Việc nâng cấp này sẽ làm tăng chiều dài và trọng lượng của tàu, và được hỗ trợ bởi Naval Group từ Pháp.

Sau khi lắp đặt, công nghệ sẽ được thử nghiệm thêm trước khi triển khai trên các tàu ngầm lớp Scorpene khác. Tuy nhiên, nâng cấp này sẽ giảm khả năng sẵn sàng hoạt động của tàu ngầm trong ít nhất một năm.

Sau khi lắp đặt, công nghệ sẽ được thử nghiệm thêm trước khi triển khai trên các tàu ngầm lớp Scorpene khác. Tuy nhiên, nâng cấp này sẽ giảm khả năng sẵn sàng hoạt động của tàu ngầm trong ít nhất một năm.

Việc Hải quân Ấn Độ sử dụng công nghệ AIP sẽ giúp đội tàu của họ có lợi thế hơn so với Pakistan. Trong khi Hải quân Pakistan hiện có ba tàu ngầm Agosta-90B chạy bằng AIP và dự kiến nhận tám tàu ngầm lớp Yuan chạy bằng AIP từ Trung Quốc vào cuối năm 2023.

Việc Hải quân Ấn Độ sử dụng công nghệ AIP sẽ giúp đội tàu của họ có lợi thế hơn so với Pakistan. Trong khi Hải quân Pakistan hiện có ba tàu ngầm Agosta-90B chạy bằng AIP và dự kiến nhận tám tàu ngầm lớp Yuan chạy bằng AIP từ Trung Quốc vào cuối năm 2023.

Theo các chuyên gia, Ấn Độ đã cố gắng có được công nghệ này từ Đức, Pháp và Nga trong thời gian dài. Năm 2005, Ấn Độ ký hợp đồng với liên doanh Armaris để đóng 6 tàu ngầm Scorpene. Tàu ngầm Scorpene thứ năm được biên chế cho Hải quân Ấn Độ vào tháng 1/2023. Các tàu này hiện chưa có AIP nhưng sẽ được trang bị sau này. Tàu ngầm INS Vagsheer (S26) đang được xây dựng cùng với ba tàu khác có khả năng AIP.

Theo các chuyên gia, Ấn Độ đã cố gắng có được công nghệ này từ Đức, Pháp và Nga trong thời gian dài. Năm 2005, Ấn Độ ký hợp đồng với liên doanh Armaris để đóng 6 tàu ngầm Scorpene. Tàu ngầm Scorpene thứ năm được biên chế cho Hải quân Ấn Độ vào tháng 1/2023. Các tàu này hiện chưa có AIP nhưng sẽ được trang bị sau này. Tàu ngầm INS Vagsheer (S26) đang được xây dựng cùng với ba tàu khác có khả năng AIP.

Đội tàu ngầm Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm thông thường, trong đó nhiều tàu đã hơn 30 năm tuổi. Sự chậm trễ trong việc tiếp nhận tàu ngầm mới đã buộc Hải quân Ấn Độ phải nâng cấp cho các tàu Klasse 209 (Howaldtswerke-Deutsche Werft từ Đức) và lớp Kilo EKM (từ Nga) để duy trì hoạt động thêm 10-15 năm.

Đội tàu ngầm Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm thông thường, trong đó nhiều tàu đã hơn 30 năm tuổi. Sự chậm trễ trong việc tiếp nhận tàu ngầm mới đã buộc Hải quân Ấn Độ phải nâng cấp cho các tàu Klasse 209 (Howaldtswerke-Deutsche Werft từ Đức) và lớp Kilo EKM (từ Nga) để duy trì hoạt động thêm 10-15 năm.

Để cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ xác định rõ nhiệm vụ nâng cao năng lực chiến đấu của lực lượng tàu ngầm. Trong quá trình đó, Hải quân Ấn Độ đã cân nhắc giữa tàu ngầm của Thyssenkrupp (Đức) và Navantia (Tây Ban Nha).

Để cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ xác định rõ nhiệm vụ nâng cao năng lực chiến đấu của lực lượng tàu ngầm. Trong quá trình đó, Hải quân Ấn Độ đã cân nhắc giữa tàu ngầm của Thyssenkrupp (Đức) và Navantia (Tây Ban Nha).

Navantia chưa có công nghệ AIP hoạt động và gặp nhiều khó khăn với các dự án chậm tiến độ. Trong khi việc chế tạo tàu ngầm thuộc Dự án P-75I có thể mất ít nhất một thập kỷ mới hoàn thành, nhiều quan chức Ấn Độ đã cảnh báo về rủi ro khi chọn Navantia do thiếu kinh nghiệm và tiến độ chậm trễ.

Navantia chưa có công nghệ AIP hoạt động và gặp nhiều khó khăn với các dự án chậm tiến độ. Trong khi việc chế tạo tàu ngầm thuộc Dự án P-75I có thể mất ít nhất một thập kỷ mới hoàn thành, nhiều quan chức Ấn Độ đã cảnh báo về rủi ro khi chọn Navantia do thiếu kinh nghiệm và tiến độ chậm trễ.

Kết quả, Thyssenkrupp - công ty hàng đầu thế giới về tàu ngầm phi hạt nhân đã ký Biên bản Ghi nhớ với Mazagon Docks Shipbuilders để đấu thầu Dự án P-75I nhằm đóng 6 tàu ngầm với công nghệ AIP. Thyssenkrupp có kinh nghiệm đóng hơn 170 tàu ngầm và hợp tác chuyển giao công nghệ với nhiều quốc gia.

Kết quả, Thyssenkrupp - công ty hàng đầu thế giới về tàu ngầm phi hạt nhân đã ký Biên bản Ghi nhớ với Mazagon Docks Shipbuilders để đấu thầu Dự án P-75I nhằm đóng 6 tàu ngầm với công nghệ AIP. Thyssenkrupp có kinh nghiệm đóng hơn 170 tàu ngầm và hợp tác chuyển giao công nghệ với nhiều quốc gia.

Theo Eurasiantimes, số lượng tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ kém Hải quân Trung Quốc 4 lần. Hải quân Trung Quốc có 76 tàu ngầm, trong khi Ấn Độ chỉ có 16, hầu hết đã hơn 30 năm tuổi. Dù Ấn Độ đã triển khai 11 tàu ngầm cùng lúc, đây vẫn là con số cao nhất trong hai thập kỷ qua. Đến năm sau, Hải quân Ấn Độ sẽ có 17 tàu ngầm, nhưng các tàu lớp Kilo cũ có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp. Trong khi đó, Trung Quốc còn trang bị công nghệ tàu ngầm hiện đại cho Pakistan, làm gia tăng khoảng cách giữa sức mạnh hải quân hai nước.

Theo Eurasiantimes, số lượng tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ kém Hải quân Trung Quốc 4 lần. Hải quân Trung Quốc có 76 tàu ngầm, trong khi Ấn Độ chỉ có 16, hầu hết đã hơn 30 năm tuổi. Dù Ấn Độ đã triển khai 11 tàu ngầm cùng lúc, đây vẫn là con số cao nhất trong hai thập kỷ qua. Đến năm sau, Hải quân Ấn Độ sẽ có 17 tàu ngầm, nhưng các tàu lớp Kilo cũ có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp. Trong khi đó, Trung Quốc còn trang bị công nghệ tàu ngầm hiện đại cho Pakistan, làm gia tăng khoảng cách giữa sức mạnh hải quân hai nước.

Dương Ngân (Theo Eurasiantimes)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-quan-an-do-dat-buoc-tien-dot-pha-voi-tau-ngam-duoc-trang-bi-aip-2010140.html