Hải quân Mỹ hạ cấp, đổi từ F/A-18 thành F-16 cho tiết kiệm

Thậm chí dàn tiêm kích F-16 mà Hải quân Mỹ sắp thu nhận còn không phải là hàng mới, mà là hàng qua sử dụng, được không quân Mỹ chuyển giao.

Theo thông tin mới nhất được tờ Military Watch đăng tải, hải quân Mỹ dự kiến sẽ thay thế các tiêm kích F/A-18C/D của mình, bằng tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Theo thông tin mới nhất được tờ Military Watch đăng tải, hải quân Mỹ dự kiến sẽ thay thế các tiêm kích F/A-18C/D của mình, bằng tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Các chiến đấu cơ F-16 này cũng không phải hàng mới, mà là hàng đã qua sử dụng, được Không quân Mỹ chuyển giao cho lực lượng hải quân.

Các chiến đấu cơ F-16 này cũng không phải hàng mới, mà là hàng đã qua sử dụng, được Không quân Mỹ chuyển giao cho lực lượng hải quân.

Đây là một phần trong nỗ lực giảm thiểu chi phí của lực lượng Không quân hải quân Mỹ, nằm trong lộ trình cắt giảm ngân sách chi tiêu của Lầu Năm Góc cho năm 2022 tới đây.

Đây là một phần trong nỗ lực giảm thiểu chi phí của lực lượng Không quân hải quân Mỹ, nằm trong lộ trình cắt giảm ngân sách chi tiêu của Lầu Năm Góc cho năm 2022 tới đây.

Các tiêm kích F/A-18 của lực lượng Không quân Hải quân, sẽ bắt đầu được cho nghỉ hưu từ năm 2024 này với một số lượng lớn. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng, thời gian về hưu của dàn tiêm kích này sẽ bị đẩy lên sớm hơn, có thể là vào cuối năm 2022, để giảm gánh nặng chi phí cho lực lượng.

Các tiêm kích F/A-18 của lực lượng Không quân Hải quân, sẽ bắt đầu được cho nghỉ hưu từ năm 2024 này với một số lượng lớn. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng, thời gian về hưu của dàn tiêm kích này sẽ bị đẩy lên sớm hơn, có thể là vào cuối năm 2022, để giảm gánh nặng chi phí cho lực lượng.

Theo đó, sẽ có khoảng 55 chiếc tiêm kích F/A-18 được cho về hưu sớm. Phía Hải quân Mỹ, mới chỉ có kinh nghiệm sử dụng một số lượng nhỏ tiêm kích F-16, với số lượng khoảng 15 chiếc trong biên chế, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện.

Theo đó, sẽ có khoảng 55 chiếc tiêm kích F/A-18 được cho về hưu sớm. Phía Hải quân Mỹ, mới chỉ có kinh nghiệm sử dụng một số lượng nhỏ tiêm kích F-16, với số lượng khoảng 15 chiếc trong biên chế, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện.

Việc không sử dụng tiêm kích F-16 trong biên chế chiến đấu của lực lượng không quân hải quân, được cho là vì loại máy bay chiến đấu này không có khả năng cất - hạ cánh trên tàu sân bay.

Việc không sử dụng tiêm kích F-16 trong biên chế chiến đấu của lực lượng không quân hải quân, được cho là vì loại máy bay chiến đấu này không có khả năng cất - hạ cánh trên tàu sân bay.

Không rõ trong thời gian tới, hải quân Mỹ sẽ trang bị thêm tính năng cất - hạ cánh trên tàu sân bay cho tiêm kích F-16 hay không.

Không rõ trong thời gian tới, hải quân Mỹ sẽ trang bị thêm tính năng cất - hạ cánh trên tàu sân bay cho tiêm kích F-16 hay không.

Việc đưa chiến đấu cơ F-16 vào sử dụng được cho là sẽ cắt giảm rất nhiều chi phí cho lực lượng không quân Mỹ. Loại chiến đấu cơ rẻ tiền nhất của Mỹ này, có chi phí vận hành chỉ 8.000 USD mỗi giờ.

Việc đưa chiến đấu cơ F-16 vào sử dụng được cho là sẽ cắt giảm rất nhiều chi phí cho lực lượng không quân Mỹ. Loại chiến đấu cơ rẻ tiền nhất của Mỹ này, có chi phí vận hành chỉ 8.000 USD mỗi giờ.

Trong khi đó các tiêm kích F/A-18 phiên bản F/A-18D, có chi phí phận hành rất cao, lên tới 12.000 USD cho mỗi giờ bay. Phiên bản F/A-18G có chi phí vận hành thấp nhất, cũng tốn khoảng 9.000 USD cho mỗi giờ bay.

Trong khi đó các tiêm kích F/A-18 phiên bản F/A-18D, có chi phí phận hành rất cao, lên tới 12.000 USD cho mỗi giờ bay. Phiên bản F/A-18G có chi phí vận hành thấp nhất, cũng tốn khoảng 9.000 USD cho mỗi giờ bay.

Về khả năng mang vác vũ khí, các tiêm kích F-16 cũng vượt trội hơn hẳn khi mang theo được tối đa tới 7,7 tấn vũ khí. Trong khi đó chiến đấu cơ F/A-18 phiên bản F/A-18D, chỉ mang theo được 6,2 tấn vũ khí các loại.

Về khả năng mang vác vũ khí, các tiêm kích F-16 cũng vượt trội hơn hẳn khi mang theo được tối đa tới 7,7 tấn vũ khí. Trong khi đó chiến đấu cơ F/A-18 phiên bản F/A-18D, chỉ mang theo được 6,2 tấn vũ khí các loại.

Mặc dù vậy tiêm kích F-16 hiện nay không thể cất - hạ cánh được trên tàu sân bay, điều này khiến nó không thể tương thích được với các hàng không mẫu hạm Mỹ, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù vậy tiêm kích F-16 hiện nay không thể cất - hạ cánh được trên tàu sân bay, điều này khiến nó không thể tương thích được với các hàng không mẫu hạm Mỹ, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Tiêm kích F-16 được xem là loại chiến đấu cơ động cơ đơn phổ biến và thành công nhất thế giới hiện nay. Mỹ dù đã đóng cửa dây chuyền sản xuất F-16 trong quá khứ, tới nay cũng đã phải tái khởi động lại, do nhu cầu xuất khẩu và thậm chí là sử dụng trong nước, là quá cao. Nguồn ảnh: USAF.

Tiêm kích F-16 được xem là loại chiến đấu cơ động cơ đơn phổ biến và thành công nhất thế giới hiện nay. Mỹ dù đã đóng cửa dây chuyền sản xuất F-16 trong quá khứ, tới nay cũng đã phải tái khởi động lại, do nhu cầu xuất khẩu và thậm chí là sử dụng trong nước, là quá cao. Nguồn ảnh: USAF.

Tiêm kích F-16 Viper - phiên bản hiện đại và đắt tiền nhất của dòng tiêm kích một động cơ F-16 do Mỹ sản xuất. Nguồn: USAF.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-quan-my-ha-cap-doi-tu-fa-18-thanh-f-16-cho-tiet-kiem-1544305.html