Hải quân Nga và chiến lược tàu ngầm không người lái sát thủ

Trong khi ở phân khúc tàu chiến mặt nước hạng nặng, Hải quân Nga tiếp tục dựa nhiều vào các thiết kế tàu chiến thời Liên Xô, từ tàu sân bay lớp Kuznetsov cho đến các tàu tuần dương lớp Kirov, Slava và các tàu khu trục lớp Udaloy và Sovremenny, họ đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa các tàu mặt nước nhẹ hơn như khinh hạm và ở một mức độ lớn hơn là hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm.

Đội tàu ngầm Kilo trong hải quân Nga

Đội tàu ngầm Kilo trong hải quân Nga

Trong khi các nhà máy đóng tàu hàng đầu của Liên Xô vào tay Nga sau khi nhà nước sụp đổ, với nhà máy đóng tàu Biển Đen, nơi đóng các tàu hạng nặng nhất của nằm ở Ukraine, các cơ sở sản xuất tàu ngầm chủ yếu nằm trên lãnh thổ Nga và sẽ tiếp tục hoạt động với tốc độ tương đối cao trong suốt những năm 1990 tới nay.

Các tàu ngầm được coi là khí tài hiệu quả hơn về chi phí so với các tàu chiến mặt nước, và do tính khó phát hiện cùng hỏa lực đáng kể mà chúng có thể mang theo, tàu ngầm thường có khả năng vô hiệu hóa các hạm đội mặt nước lớn gấp nhiều lần về mặt quy mô và chi phí khi được trang bị và vận hành hợp lý.

Là một phần của việc tiếp tục nhấn mạnh vào hạm đội tàu ngầm, và đổi lại là phải hy sinh các khoản đầu tư vào các tàu mặt nước hạng nặng, Nga gần đây đã chuyển sang mở rộng khả năng tác chiến dưới biển với việc triển khai các tàu không người lái tiết kiệm chi phí hơn.

Chiếc đầu tiên trong số này được ra mắt vào năm 2018 và có vai trò chiến lược tương tự như các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga.

Được gọi là Poseidon, nó có khả năng mang vũ khí hạt nhân có sức công phá hơn 100 megaton. Chương trình Poseidon đã tiến triển đáng kể kể từ khi nó được công bố và các tàu này ngày nay đang hoạt động trên tuyến đầu hỗ trợ lực lượng răn đe chiến lược của Nga.

Chương trình chiến lược này đã làm lu mờ một hệ thống vũ khí chiến thuật có khả năng quan trọng hơn mà Nga hiện đang nghiên cứu triển khai, đó cũng là một tàu ngầm không người lái, “drone không người lái sát thủ dưới nước” Cephalopod, được cho là phát triển từ năm 2015, theo Military Watch.

Cephalopod được trang bị ngư lôi hạng nhẹ MTT 324mm, kích cỡ thường được sử dụng cho tác chiến chống tàu ngầm, cho thấy tàu có thể được giao vai trò săn tàu ngầm.

Hải quân Mỹ hiện sở hữu hạm đội tàu ngầm lớn thứ hai trên thế giới về số lượng, chỉ sau Triều Tiên (vốn có nhiều tàu ngầm nhỏ) và có hạm đội lớn nhất thế giới khi tính theo lượng choán nước với các tàu đều là hạng nặng, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Cephalopod có thể tạo ra một mối đe dọa bất đối xứng đối với các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, bổ sung cho các chương trình khác của Nga như tàu ngầm 'Hố đen' lớp Kilo cải tiến, một nền tảng nhẹ và cực kỳ yên tĩnh có khả năng gây ra mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các tàu lớn hơn.

Chuyên gia về tác chiến dưới biển HI Sutton đã tuyên bố về chương trình Cephalopod: “Nó rất lớn đối với một phương tiện dưới biển không người lái, có thể lớn hơn Phương tiện dưới biển không người lái cỡ lớn (LDUUV) của Hải quân Mỹ. Nó có một chân vịt cong duy nhất, được gọi là cây tô vít, rất giống với các chân vịt được sử dụng trên tàu ngầm cỡ lớn. Điều này cho thấy Cephalopod được thiết kế để có sức bền lớn và ưu tiên khả năng tàng hình hơn là khả năng cơ động. Nhưng nó có hệ thống luồng phụt cho phép nó “bay lơ lửng”. Các drone không người lái dưới biển khác của Nga sử dụng một số động cơ đẩy nhỏ được bố trí để mang lại khả năng cơ động tuyệt vời ”.

Vẫn còn phải xem khi nào tàu Cephalopod sẽ được triển khai hoặc với số lượng bao nhiêu, nhưng những khó khăn kinh tế đang diễn ra ở Nga có thể khiến nước này đầu tư nhiều hơn vào những khí tài có chi phí thấp nhưng có khả năng chết chóc, thay thế các tàu hải quân có người lái đắt tiền hơn.

Anh Minh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/hai-quan-nga-va-chien-luoc-tau-ngam-khong-nguoi-lai-sat-thu-1711007.tpo