Hải quân Thái Lan nâng cấp khinh hạm Chao Phraya mua từ Trung Quốc

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có dự định nâng cấp hai trong tổng số bốn chiếc khinh hạm lớp Chao Phraya do nước này mua từ Trung Quốc để trở thành các tàu tuần tra xa bờ.

Theo thông tin từ ấn phẩm Navy Identification, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang lên kế hoạch thực hiện nâng cấp hai trong tổng số bốn khinh hạm lớp Chao Phraya được họ đặt mua từ Trung Quốc dựa trên thiết kế lớp Type 053H2. Ảnh: Tàu HTMS Chao Phraya 455 của Hải quân Thái Lan.

Theo thông tin từ ấn phẩm Navy Identification, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang lên kế hoạch thực hiện nâng cấp hai trong tổng số bốn khinh hạm lớp Chao Phraya được họ đặt mua từ Trung Quốc dựa trên thiết kế lớp Type 053H2. Ảnh: Tàu HTMS Chao Phraya 455 của Hải quân Thái Lan.

Hiện nay người Thái đang có bốn chiếc khinh hạm loại này trong biên chế bao gồm HTMS Chao Phraya 455, HTMS Bangpakong 456, HTMS Kraburi 457 và HTMS Saiburi 458. Ảnh: Chiếc đầu tiên thuộc lớp Chao Phraya với số hiệu 455.

Hiện nay người Thái đang có bốn chiếc khinh hạm loại này trong biên chế bao gồm HTMS Chao Phraya 455, HTMS Bangpakong 456, HTMS Kraburi 457 và HTMS Saiburi 458. Ảnh: Chiếc đầu tiên thuộc lớp Chao Phraya với số hiệu 455.

Khinh hạm Type 053H2, tên định danh NATO là JiangHu III là một cải tiến dựa trên Type 053H1. Đã có tổng cộng bảy chiếc thuộc loại này được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hộ Đông - Trung Hoa ở Thượng Hải trong giai đoạn từ 1985 - 1992 với ba chiếc trang bị cho Hải quân giải phóng Trung Quốc (PLAN) và bốn chiếc xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Khinh hạm Type 053H2 mang số hiệu 535 của Hải quân Trung Quốc.

Khinh hạm Type 053H2, tên định danh NATO là JiangHu III là một cải tiến dựa trên Type 053H1. Đã có tổng cộng bảy chiếc thuộc loại này được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hộ Đông - Trung Hoa ở Thượng Hải trong giai đoạn từ 1985 - 1992 với ba chiếc trang bị cho Hải quân giải phóng Trung Quốc (PLAN) và bốn chiếc xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Khinh hạm Type 053H2 mang số hiệu 535 của Hải quân Trung Quốc.

Vũ khí chính của tàu là tám ống phóng tên lửa chống hạm tầm ngắn YJ-8 hoặc tên lửa chống hạm tầm trung YJ-81, hệ thống rocket chống ngầm, hai pháo nòng đôi 100mm đặt ở trước và sau đuôi tàu, bốn pháo phòng không 37mm. Cùng với đó là hệ thống chân vịt được tiếp sức bởi hai động cơ Diesel công suất 16.000 mã lực. Ảnh: Tàu HTMS Saiburi 458 của Hải quân Thái Lan.

Vũ khí chính của tàu là tám ống phóng tên lửa chống hạm tầm ngắn YJ-8 hoặc tên lửa chống hạm tầm trung YJ-81, hệ thống rocket chống ngầm, hai pháo nòng đôi 100mm đặt ở trước và sau đuôi tàu, bốn pháo phòng không 37mm. Cùng với đó là hệ thống chân vịt được tiếp sức bởi hai động cơ Diesel công suất 16.000 mã lực. Ảnh: Tàu HTMS Saiburi 458 của Hải quân Thái Lan.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận bốn khinh hạm Type 053T (Thái Lan gọi là lớp Chao Phraya) mới vào đầu những năm 1990, mỗi chiếc có chi phí khoảng 2 tỷ Bath. Hai chiếc cuối cùng mang số hiệu 457 và 458 được trang bị thêm sàn đáp trực thăng nhưng không có hangar để tiếp nhận. Đồng nghĩa với đó là loại bỏ 1 pháo 100mm nòng đôi và 2 pháo phòng không 37mm ở đuôi tàu ngằm lấy diện tích. Ảnh: Cận cảnh sàn đáp trực thăng trên tàu 457.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận bốn khinh hạm Type 053T (Thái Lan gọi là lớp Chao Phraya) mới vào đầu những năm 1990, mỗi chiếc có chi phí khoảng 2 tỷ Bath. Hai chiếc cuối cùng mang số hiệu 457 và 458 được trang bị thêm sàn đáp trực thăng nhưng không có hangar để tiếp nhận. Đồng nghĩa với đó là loại bỏ 1 pháo 100mm nòng đôi và 2 pháo phòng không 37mm ở đuôi tàu ngằm lấy diện tích. Ảnh: Cận cảnh sàn đáp trực thăng trên tàu 457.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị sonar trung tần SJD-5A, sonar tìm kiếm SJC-1B và sonar SJX-4 để phát hiện tàu ngầm đối phương. Dù vậy, sức chịu đựng trong một cuộc hải chiến của con tàu là khá kém khi nó có một hệ thống chữa cháy đã tương đối lạc hậu cùng các khoang kín nước kém. Một khi vỏ tàu bị thủng do hỏa lực của đối phương sẽ khiến nước tràn vào nhiều khoang trên tàu cùng một lúc, gây tổn thất bên trong. Hải quân Thái Lan đã dành khá nhiều thời gian và sức lực để sửa chữa lỗi này. Ảnh: Chiếc khinh hạm lớp Chao Phraya mới nhất của Thái Lan mang số hiệu 458

Ngoài ra, tàu còn được trang bị sonar trung tần SJD-5A, sonar tìm kiếm SJC-1B và sonar SJX-4 để phát hiện tàu ngầm đối phương. Dù vậy, sức chịu đựng trong một cuộc hải chiến của con tàu là khá kém khi nó có một hệ thống chữa cháy đã tương đối lạc hậu cùng các khoang kín nước kém. Một khi vỏ tàu bị thủng do hỏa lực của đối phương sẽ khiến nước tràn vào nhiều khoang trên tàu cùng một lúc, gây tổn thất bên trong. Hải quân Thái Lan đã dành khá nhiều thời gian và sức lực để sửa chữa lỗi này. Ảnh: Chiếc khinh hạm lớp Chao Phraya mới nhất của Thái Lan mang số hiệu 458

Mặc dù đã có thời gian hoạt động khoảng 30 năm trong biên chế, tuy nhiên những con tàu chiến này vẫn có một tầm quan trọng đối với hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Thái Lan. Vì vậy nên, họ quyết định nâng cấp chúng để có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian tới. Người Thái quyết định sẽ nâng cấp hai chiếc đầu tiên của loạt là HTMS Chao Phraya 455 và HTMS Bangpakong 456 để có thể đạt khả năng tác chiến cao tương đương với một tàu tuần tra xa bờ (OPV) hiện đại. Ảnh: Khinh hạm HTMS Chao Phraya 455.

Mặc dù đã có thời gian hoạt động khoảng 30 năm trong biên chế, tuy nhiên những con tàu chiến này vẫn có một tầm quan trọng đối với hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Thái Lan. Vì vậy nên, họ quyết định nâng cấp chúng để có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian tới. Người Thái quyết định sẽ nâng cấp hai chiếc đầu tiên của loạt là HTMS Chao Phraya 455 và HTMS Bangpakong 456 để có thể đạt khả năng tác chiến cao tương đương với một tàu tuần tra xa bờ (OPV) hiện đại. Ảnh: Khinh hạm HTMS Chao Phraya 455.

Tàu tuần tra xa bờ (OPV) là loại tàu đa năng được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, quản lý vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia trên biển, bao gồm cả đảm bảo an toàn hàng hải và hoạt động cứu hộ cứu nạn đối với tàu thuyền đang hoạt động gặp sự cố hay thiên tai. Ảnh: Khinh hạm HTMS Chao Phraya của Hải quân Thái Lan

Tàu tuần tra xa bờ (OPV) là loại tàu đa năng được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, quản lý vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia trên biển, bao gồm cả đảm bảo an toàn hàng hải và hoạt động cứu hộ cứu nạn đối với tàu thuyền đang hoạt động gặp sự cố hay thiên tai. Ảnh: Khinh hạm HTMS Chao Phraya của Hải quân Thái Lan

Hải quân Thái Lan sẽ hiện đại hóa những chiến hạm này bằng việc thay thế hai pháo 100mm nòng đôi bằng pháo 76mm tiên tiến hơn với radar điều khiển hỏa lực và có thể vận hành tự động, đồng thời loại bỏ luôn cụm bốn pháo phòng không 37mm ở trước và sau đuôi tàu bằng pháo 30mm. Nó cũng sẽ được nâng cấp hệ thống quản lý hỗ trợ tác chiến và khả năng tác xạ chính xác của pháo. Ảnh: Tàu HTMS Chao Phraya.

Hải quân Thái Lan sẽ hiện đại hóa những chiến hạm này bằng việc thay thế hai pháo 100mm nòng đôi bằng pháo 76mm tiên tiến hơn với radar điều khiển hỏa lực và có thể vận hành tự động, đồng thời loại bỏ luôn cụm bốn pháo phòng không 37mm ở trước và sau đuôi tàu bằng pháo 30mm. Nó cũng sẽ được nâng cấp hệ thống quản lý hỗ trợ tác chiến và khả năng tác xạ chính xác của pháo. Ảnh: Tàu HTMS Chao Phraya.

Như vậy, với việc nâng cấp hai tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Chao Phraya, Hải quân Thái Lan sẽ sở hữu các tàu pháo hiện đại có sức tuần tra xa, tấn công mạnh và còn có cả tên lửa chống hạm, một thiết kế OPV rất đa nhiệm, phù hợp với phương thức tác chiến trong biển của quốc gia này. Ảnh: Tàu HTMS Bangpakong của Thái Lan.

Như vậy, với việc nâng cấp hai tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Chao Phraya, Hải quân Thái Lan sẽ sở hữu các tàu pháo hiện đại có sức tuần tra xa, tấn công mạnh và còn có cả tên lửa chống hạm, một thiết kế OPV rất đa nhiệm, phù hợp với phương thức tác chiến trong biển của quốc gia này. Ảnh: Tàu HTMS Bangpakong của Thái Lan.

Video Tàu chiến Hải quân Việt Nam vượt bão tuần tra chung với Hải quân Thái Lan - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-quan-thai-lan-nang-cap-khinh-ham-chao-phraya-mua-tu-trung-quoc-1421273.html