Hạn mặn đe dọa hơn 6000 hécta lúa và cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhận định về diễn biến hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo xâm nhập mặn tiếp tục ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, cao hơn năm 2023. Từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, khả năng xuất hiện từ 3 đợt xâm nhập mặn, việc này sẽ khiến hàng chục ngàn hecta trồng lúa và cây ăn trái đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt.
Làm ruộng trồng lúa từ khi tóc còn xanh, đến nay ông Thống đã hai màu tóc. Trước đây, mỗi năm gia đình ông đều trồng được 3 vụ lúa cũng gọi là đủ đắp đổi qua ngày. Tuy nhiên, trước hạn mặn khốc liệt, nguồn nước kênh bị nhiễm mặn cộng với việc địa phương cho gạn nước có độ mặn cao vào giữ chân đất chống sạt lở khiến ông vô cùng bất an.
Theo Cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi từ 45 - 55km vào các ngày triều cường.
Cục Thủy lợi nhận định thời gian tới, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 20.510ha lúa và 43.300ha cây ăn trái có nguy cơ hạn hán, thiếu nước do xâm nhập mặn.
Theo Cục Thủy lợi, Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và năm 2023. Bên cạnh đó, các kênh rạch một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tình trạng khô cạn. Trong tháng 2 và 3-2024, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!