Hàn Quốc - Thụy Sĩ sửa đổi chính sách để cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch sửa đổi lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, hãng tin Yonhap cho biết.

Chính phủ Hàn Quốc đang khẩn trương tiến hành xem xét dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraine, đây là thay đổi mang tính bước ngoặt của quốc gia Đông Bắc Á này.

Chính phủ Hàn Quốc đang khẩn trương tiến hành xem xét dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraine, đây là thay đổi mang tính bước ngoặt của quốc gia Đông Bắc Á này.

Theo các quan chức Hàn Quốc, vấn đề viện trợ cho Ukraine và chuyển giao vũ khí sát thương cho nước này hiện đã được nêu ra. Bước đi trên được thực hiện vì sự hỗ trợ tương tự của Triều Tiên dành cho Nga trong cuộc chiến.

Theo các quan chức Hàn Quốc, vấn đề viện trợ cho Ukraine và chuyển giao vũ khí sát thương cho nước này hiện đã được nêu ra. Bước đi trên được thực hiện vì sự hỗ trợ tương tự của Triều Tiên dành cho Nga trong cuộc chiến.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi dự định xem xét lại toàn diện vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi dự định xem xét lại toàn diện vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.

"Việc cho phép xuất khẩu vũ khí phải được tổng thống phê duyệt, nhưng hiện tại hầu hết quan chức đều có khuynh hướng ủng hộ việc chuyển giao trang thiết bị quân sự cần thiết cho Ukraine".

"Việc cho phép xuất khẩu vũ khí phải được tổng thống phê duyệt, nhưng hiện tại hầu hết quan chức đều có khuynh hướng ủng hộ việc chuyển giao trang thiết bị quân sự cần thiết cho Ukraine".

Ngoài ra Seoul còn có kế hoạch tăng số lượng hàng hóa sẽ bị cấm xuất khẩu sang Nga, trong đó có những sản phẩm công nghiệp nặng.

Ngoài ra Seoul còn có kế hoạch tăng số lượng hàng hóa sẽ bị cấm xuất khẩu sang Nga, trong đó có những sản phẩm công nghiệp nặng.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến Ukraine, Hàn Quốc chưa hề chuyển giao thiết bị và máy móc quân sự cho Kyiv. Nước này chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo hay khẩu phần ăn, bộ sơ cứu, quần áo... cho quân đội.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến Ukraine, Hàn Quốc chưa hề chuyển giao thiết bị và máy móc quân sự cho Kyiv. Nước này chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo hay khẩu phần ăn, bộ sơ cứu, quần áo... cho quân đội.

Ngày 9 tháng 5 năm 2024, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol xác nhận quan điểm cấm chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Nhưng sắp tới, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra tuyên bố chính thức về việc xem xét lệnh cấm này và thông báo quyết định cuối cùng.

Ngày 9 tháng 5 năm 2024, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol xác nhận quan điểm cấm chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Nhưng sắp tới, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra tuyên bố chính thức về việc xem xét lệnh cấm này và thông báo quyết định cuối cùng.

Hàn Quốc có trong tay số lượng lớn xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3, số phương tiện trên đã trở nên không cần thiết với Seoul và có thể thuộc diện được bàn giao.

Hàn Quốc có trong tay số lượng lớn xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3, số phương tiện trên đã trở nên không cần thiết với Seoul và có thể thuộc diện được bàn giao.

Ngoài ra Hàn Quốc còn có thể cung cấp cho Ukraine đạn pháo 105 và 155 mm, hay thậm chí pháo phản lực dẫn đường - những vũ khí mà Kyiv luôn yêu cầu thời gian qua.

Ngoài ra Hàn Quốc còn có thể cung cấp cho Ukraine đạn pháo 105 và 155 mm, hay thậm chí pháo phản lực dẫn đường - những vũ khí mà Kyiv luôn yêu cầu thời gian qua.

Không chỉ có vậy, Thụy Sĩ dự kiến cũng sẽ triển khai bước đi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, cho phép gián tiếp tái xuất khẩu vũ khí cho Ukraine.

Không chỉ có vậy, Thụy Sĩ dự kiến cũng sẽ triển khai bước đi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, cho phép gián tiếp tái xuất khẩu vũ khí cho Ukraine.

Ấn phẩm Blick của Thụy Sĩ đưa tin, Ủy ban Chính sách An ninh thuộc Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) của nước này (SiK) hôm thứ 18/6/2024 đã đưa ra đề xuất thay đổi luật xuất khẩu vũ khí.

Ấn phẩm Blick của Thụy Sĩ đưa tin, Ủy ban Chính sách An ninh thuộc Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) của nước này (SiK) hôm thứ 18/6/2024 đã đưa ra đề xuất thay đổi luật xuất khẩu vũ khí.

Đáng chú ý là SiK đưa ra quyết định này chỉ 3 ngày sau Hội nghị Hòa bình cho Ukraine. Dự thảo luật tương ứng sẽ được trình lên Hội đồng Quốc gia để phê duyệt.

Đáng chú ý là SiK đưa ra quyết định này chỉ 3 ngày sau Hội nghị Hòa bình cho Ukraine. Dự thảo luật tương ứng sẽ được trình lên Hội đồng Quốc gia để phê duyệt.

"Điều này sẽ cho phép cung cấp gián tiếp vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất hay từng sử dụng cho Ukraine", ấn phẩm Blick giải thích.

"Điều này sẽ cho phép cung cấp gián tiếp vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất hay từng sử dụng cho Ukraine", ấn phẩm Blick giải thích.

Theo thông báo, 10 thành viên của Ủy ban đã bỏ phiếu ủng hộ và phản đối với tỷ lệ ngang nhau, 4 người bỏ phiếu trắng, nên lá phiếu quyết định thuộc về người đứng đầu SiK là bà Priska Seiler Graf.

Theo thông báo, 10 thành viên của Ủy ban đã bỏ phiếu ủng hộ và phản đối với tỷ lệ ngang nhau, 4 người bỏ phiếu trắng, nên lá phiếu quyết định thuộc về người đứng đầu SiK là bà Priska Seiler Graf.

"Vấn đề tiếp theo là không biết liệu đa số có được bảo toàn tại cuộc họp toàn thể của Hội đồng Quốc gia và Hội đồng các bang hay không. Ngoài ra, chắc chắn sẽ mất một thời gian trước khi dự luật nói trên có hiệu lực", tờ Blick lưu ý.

"Vấn đề tiếp theo là không biết liệu đa số có được bảo toàn tại cuộc họp toàn thể của Hội đồng Quốc gia và Hội đồng các bang hay không. Ngoài ra, chắc chắn sẽ mất một thời gian trước khi dự luật nói trên có hiệu lực", tờ Blick lưu ý.

Trong gần hai năm, các chính trị gia Thụy Sĩ đã tìm kiếm lựa chọn pháp lý cho phép trong một số trường hợp nhất định có thể chuyển giao vũ khí cho một bên tham chiến bất chấp sự trung lập của nước này, nhưng cho đến nay mọi đề xuất đều thất bại.

Trong gần hai năm, các chính trị gia Thụy Sĩ đã tìm kiếm lựa chọn pháp lý cho phép trong một số trường hợp nhất định có thể chuyển giao vũ khí cho một bên tham chiến bất chấp sự trung lập của nước này, nhưng cho đến nay mọi đề xuất đều thất bại.

Đối với dự thảo luật mới nhất, SiK đề xuất nới lỏng lệnh cấm tái xuất đối với các quốc gia thuộc danh sách nhất định và có cơ chế kiểm soát xuất khẩu tương tự, cũng như có chung đường lối với Thụy Sĩ.

Đối với dự thảo luật mới nhất, SiK đề xuất nới lỏng lệnh cấm tái xuất đối với các quốc gia thuộc danh sách nhất định và có cơ chế kiểm soát xuất khẩu tương tự, cũng như có chung đường lối với Thụy Sĩ.

Vũ khí chỉ có thể được chuyển từ quốc gia nhận sang nước thứ ba nếu họ tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, cũng như không có nguy cơ thiết bị quân sự từ Thụy Sĩ sẽ được sử dụng để chống lại dân thường ở đất nước nói trên.

Vũ khí chỉ có thể được chuyển từ quốc gia nhận sang nước thứ ba nếu họ tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, cũng như không có nguy cơ thiết bị quân sự từ Thụy Sĩ sẽ được sử dụng để chống lại dân thường ở đất nước nói trên.

Nếu nước thứ ba liên quan đến xung đột vũ trang, được phép tái xuất nếu họ đang thực hiện quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế, tuân theo những gì Hiến chương Liên hợp quốc quy định.

Nếu nước thứ ba liên quan đến xung đột vũ trang, được phép tái xuất nếu họ đang thực hiện quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế, tuân theo những gì Hiến chương Liên hợp quốc quy định.

Theo quyết định của SiK, các nước nhận vũ khí sẽ quyết định quốc gia thứ ba có đáp ứng những điều kiện mà Thụy Sĩ đưa ra để nhận được trang bị quốc phòng hay không.

Theo quyết định của SiK, các nước nhận vũ khí sẽ quyết định quốc gia thứ ba có đáp ứng những điều kiện mà Thụy Sĩ đưa ra để nhận được trang bị quốc phòng hay không.

Báo chí nhắc lại việc công ty quốc phòng Thụy Sĩ RUAG muốn bán 96 xe tăng Leopard 1 cho Đức để sau đó gửi chúng sang Ukraine, nhưng họ đối mặt với lệnh cấm khiến thỏa thuận trên chưa được thực hiện.

Báo chí nhắc lại việc công ty quốc phòng Thụy Sĩ RUAG muốn bán 96 xe tăng Leopard 1 cho Đức để sau đó gửi chúng sang Ukraine, nhưng họ đối mặt với lệnh cấm khiến thỏa thuận trên chưa được thực hiện.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/han-quoc-thuy-si-sua-doi-chinh-sach-de-cung-cap-vu-khi-truc-tiep-cho-ukraine-post580397.antd