Hàng chục triệu người Trung Quốc khó xử với câu hỏi có nên về quê ăn Tết

Jason Zhao và hàng triệu công nhân đang làm việc tại các thành phố lớn trên khắp Trung Quốc đều gặp phải một câu hỏi: Có nên về quê trong dịp Tết nguyên đán sắp tới?

"Xuân vận" thường là mùa di chuyển lớn nhất của con người trên Trái đất. (Ảnh: Reuters)

"Xuân vận" thường là mùa di chuyển lớn nhất của con người trên Trái đất. (Ảnh: Reuters)

Đang làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước ở Bắc Kinh, Zhao hiểu rõ rằng ngoài quy định chính thức của chính phủ, anh phải chấp hành “hướng dẫn” của công ty về kỳ nghỉ lễ, nghĩa là anh phải xin phép quản lý cấp cao để được nghỉ hoặc ở lại để nhận thêm một khoản tiền thưởng cuối năm.

Cuối cùng anh quyết định sẽ ở lại thủ đô trong Tết thứ hai liên tiếp, thay vì vượt qua một hành trình dài để về thăm bố mẹ ở tỉnh Tân Cương xa xôi. Anh sẽ tiếp tục trò chuyện và hỏi han bố mẹ qua cuộc gọi video.

Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính số chuyến đi trong kỳ nghỉ năm nay sẽ tăng đáng kể so với 870 triệu chuyến của năm ngoái, và có thể lên đến 1,5 tỷ chuyến như của năm 2020, khi đại dịch bắt đầu xuất hiện. Số chuyến đi của năm 2019 đạt con số 3 tỷ.

Kỳ nghỉ mùa xuân ở Trung Quốc thường là đợt di chuyển lớn nhất của con người trên Trái đất, thường được gọi là "xuân vận".

Trong những dịp trước đây, hàng chục triệu người dân nước này rời thành phố lớn nơi họ làm việc để trở về làng quê, nơi họ sinh ra và lớn lên.

Năm ngoái, số người về quê đã giảm mạnh vì những biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan, và người dân hy vọng năm nay khá hơn vì đại dịch dường như đã được khống chế trong biên giới Trung Quốc.

Kỳ nghỉ xuân 40 ngày sẽ chính thức bắt đầu từ tuần sau và kéo dài cho đến tận ngày 25/2.

Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính số chuyến đi trong kỳ nghỉ năm nay sẽ tăng đáng kể so với 870 triệu chuyến của năm ngoái, và có thể lên đến 1,5 tỷ chuyến như của năm 2020, khi đại dịch bắt đầu xuất hiện. Số chuyến đi của năm 2019 đạt con số 3 tỷ.

Tuy nhiên, hy vọng về chiến lược "zero COVID" tiếp tục phát huy hiệu quả đã bắt đầu giảm bớt trong những tuần gần đây, khi một đợt lây lan nghiêm trọng đang xảy ra ở Tây An, khiến 13 triệu dân của thành phố phải chịu cảnh phong tỏa mấy tuần nay.

Một số trường hợp nhiễm siêu biến chủng Omicron đã được phát hiện ở 2 thành phố lớn là Thiên Kinh và Thâm Quyến, ngoài ra còn có một đợt bùng phát ở Hà Nam, làm tăng nguy cơ mở rộng hạn chế trong dịp nghỉ.

Ngày 6/1, 14 bộ của Trung Quốc, trong đó có Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia và Bộ Giao thông, ra thông báo chung kêu gọi “nâng cao cảnh giác” trong kỳ nghỉ lễ.

Một yếu tố quan trọng mà người Trung Quốc đang chú ý là Olympic mùa Đông 2022, sự kiện dự kiến khai mạc tại Bắc Kinh trong tháng sau, khiến các biện pháp phòng chống dịch bệnh càng được thắt chặt.

“Dù công ty không chính thức đưa ra chính sách, nhưng chắc chắn là nghiêm hơn năm ngoái. Về nhà vào năm nay không phải ý tưởng hay”, Zhao nói.

“Gia đình tôi và tôi lo rằng tôi sẽ bị mắc kẹt, phải cách ly và không thể quay lại làm việc. Dù nhớ quê nhưng chúng tôi đành chấp nhận”, anh chia sẻ.

Ở tỉnh Quảng Đông thuộc miền nam Trung Quốc, một số người vẫn đang chờ đợi trước khi quyết định có về quê không.

Nguồn TPO

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/hang-chuc-trieu-nguoi-trung-quoc-kho-xu-voi-cau-hoi-co-nen-ve-que-an-tet-a140898.html