Hàng loạt hồ tôm xả thải, 'nhuộm màu' 10 km bãi biển

Nhiều hộ dân nuôi tôm trên cát ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xả thải trực tiếp ra bãi biển Châu Tân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến du lịch.

 Tháng 6/2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho Hợp tác xã Nông nghiệp III Bình Châu (nay là Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu) thuê 9,8 ha đất để đầu tư dự án nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, nhiều hộ dân nuôi tôm nơi đây đã xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường vùng biển.

Tháng 6/2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho Hợp tác xã Nông nghiệp III Bình Châu (nay là Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu) thuê 9,8 ha đất để đầu tư dự án nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, nhiều hộ dân nuôi tôm nơi đây đã xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường vùng biển.

 Ông Nguyễn Ngân, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu, cho hay thời gian đầu, Hợp tác xã giao đất cho ông Trần Văn Phước (ngụ xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) nuôi tôm trên diện tích 3 ha.

Ông Nguyễn Ngân, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu, cho hay thời gian đầu, Hợp tác xã giao đất cho ông Trần Văn Phước (ngụ xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) nuôi tôm trên diện tích 3 ha.

 "Do làm ăn thua lỗ, ông này kêu gọi thêm nhiều hộ dân địa phương hợp tác đầu tư khoảng 8 tỷ đồng nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 10 ha trên đồi cát ở thôn Châu Me, xã Bình Châu", ông Ngân nói.

"Do làm ăn thua lỗ, ông này kêu gọi thêm nhiều hộ dân địa phương hợp tác đầu tư khoảng 8 tỷ đồng nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 10 ha trên đồi cát ở thôn Châu Me, xã Bình Châu", ông Ngân nói.

 Đến năm 2018, hết hạn thuê đất, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu kiến nghị xin gia hạn hợp đồng thuê đất nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất không đồng ý. "Thời gian thuê đất ngắn, trong khi các hộ nuôi đầu tư vốn quá lớn để nuôi tôm trên cát nên bà con vẫn còn bám trụ suốt bốn năm qua chưa chịu rời đi", ông Hà, một trong những hộ dân nuôi tôm nơi đây, phân trần.

Đến năm 2018, hết hạn thuê đất, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu kiến nghị xin gia hạn hợp đồng thuê đất nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất không đồng ý. "Thời gian thuê đất ngắn, trong khi các hộ nuôi đầu tư vốn quá lớn để nuôi tôm trên cát nên bà con vẫn còn bám trụ suốt bốn năm qua chưa chịu rời đi", ông Hà, một trong những hộ dân nuôi tôm nơi đây, phân trần.

 Các chủ đầm tôm sử dụng máy bơm công suất lớn, đấu nối hàng trăm mét ống nhựa hút nước biển vào hồ chứa. Sau đó, họ bơm nước thải từ trong hồ nuôi ngược ra lại biển.

Các chủ đầm tôm sử dụng máy bơm công suất lớn, đấu nối hàng trăm mét ống nhựa hút nước biển vào hồ chứa. Sau đó, họ bơm nước thải từ trong hồ nuôi ngược ra lại biển.

Ống nhựa chằng chịt nối từ hồ chứa ra bãi biển Châu Tân. Ngày 6/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền ký quyết định thu hồi đất từng cho Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu thuê để đầu tư dự án nuôi tôm trên cát. Lý do thu hồi là đất được Nhà nước cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.

Ống nhựa chằng chịt nối từ hồ chứa ra bãi biển Châu Tân. Ngày 6/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền ký quyết định thu hồi đất từng cho Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu thuê để đầu tư dự án nuôi tôm trên cát. Lý do thu hồi là đất được Nhà nước cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.

 Ông Hiền yêu cầu cơ quan chức năng thông báo Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu tháo dỡ công trình trên đất, giải quyết vướng mắc liên quan đến các hộ gia đình đang nuôi trồng thủy sản nơi đây, tránh tạo điểm nóng và bàn giao đất cho Nhà nước.

Ông Hiền yêu cầu cơ quan chức năng thông báo Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Châu tháo dỡ công trình trên đất, giải quyết vướng mắc liên quan đến các hộ gia đình đang nuôi trồng thủy sản nơi đây, tránh tạo điểm nóng và bàn giao đất cho Nhà nước.

 Theo lãnh đạo Quảng Ngãi, sau khi thu hồi gần 10 ha đất khu vực này, địa phương sẽ mời gọi các doanh nghiệp đầu tư dự án dịch vụ du lịch xứng tầm với tiềm năng, lợi thế vùng biển nơi đây.

Theo lãnh đạo Quảng Ngãi, sau khi thu hồi gần 10 ha đất khu vực này, địa phương sẽ mời gọi các doanh nghiệp đầu tư dự án dịch vụ du lịch xứng tầm với tiềm năng, lợi thế vùng biển nơi đây.

 Ông Trần Thành (ngụ xã Bình Châu) cho hay bãi biển dài hơn 10 km bị các hộ nuôi tôm xả thải trực tiếp ra môi trường.gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch.

Ông Trần Thành (ngụ xã Bình Châu) cho hay bãi biển dài hơn 10 km bị các hộ nuôi tôm xả thải trực tiếp ra môi trường.gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch.

 Theo người dân địa phương, hồ tôm liên tục xả thải khiến nguồn thủy sản ven bờ biển Châu Tân giảm đi nhiều so với trước.

Theo người dân địa phương, hồ tôm liên tục xả thải khiến nguồn thủy sản ven bờ biển Châu Tân giảm đi nhiều so với trước.

 Nước thải nhuộm màu ở vùng biển Bình Châu. Ông Lê Văn Nguyên (Chủ tịch UBND xã Bình Châu) cho hay sau khi cơ quan chức năng thu hồi, quỹ đất nuôi tôm trên cát này sẽ nhường lại cho các dự án dịch vụ du lịch sinh thái biển theo quy hoạch của tỉnh.

Nước thải nhuộm màu ở vùng biển Bình Châu. Ông Lê Văn Nguyên (Chủ tịch UBND xã Bình Châu) cho hay sau khi cơ quan chức năng thu hồi, quỹ đất nuôi tôm trên cát này sẽ nhường lại cho các dự án dịch vụ du lịch sinh thái biển theo quy hoạch của tỉnh.

 "Điều này đồng nghĩa với việc dừng hoạt động nuôi tôm, chấm dứt tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường biển nơi đây", ông Nguyên cho biết thêm.

"Điều này đồng nghĩa với việc dừng hoạt động nuôi tôm, chấm dứt tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường biển nơi đây", ông Nguyên cho biết thêm.

 Bãi tắm Châu Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Google Maps.

Bãi tắm Châu Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Google Maps.

Minh Hoàng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hang-loat-ho-tom-xa-thai-nhuom-mau-10-km-bai-bien-post1367633.html