Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình bị ngập nặng khi nước lũ dâng cao

Nước trên hàng loạt sông tại Ninh Bình đang tiếp tục lên cao khiến khu vực ngập lụt mở rộng. Trong đó có gần 1.000 hộ dân ở 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ lớn sau bão, tính đến 11h ngày 11/9, nước trên hàng loạt sông tại Ninh Bình như sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Bôi dâng cao... khiến nhiều khu vực của tỉnh Ninh Bình bị ngập lụt. Trong đó có gần 1.000 hộ dân ở 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ lớn sau bão, tính đến 11h ngày 11/9, nước trên hàng loạt sông tại Ninh Bình như sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Bôi dâng cao... khiến nhiều khu vực của tỉnh Ninh Bình bị ngập lụt. Trong đó có gần 1.000 hộ dân ở 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, mực nước trên sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình đã vượt báo động 3. Đơn vị này đã nâng cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lên cấp 3, kèm theo cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên diện rộng ở khu vực ven sông, vùng trũng thấp khi nước các sông lên cao kết hợp với mưa lớn.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, mực nước trên sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình đã vượt báo động 3. Đơn vị này đã nâng cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lên cấp 3, kèm theo cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên diện rộng ở khu vực ven sông, vùng trũng thấp khi nước các sông lên cao kết hợp với mưa lớn.

Cụ thể, mực nước trên sông Hoàng Long lúc 1h ngày 11/9, tại Bến Đế (Huyện Gia Viễn) là 4,37 m, vượt báo động 3 là 0,37 m; tại Gián Khẩu (Huyện Gia Viễn) là 4 m, vượt báo động 3 là 0,3 m. Cùng thời điểm, mực nước trên sông Đáy là 3,65 m, vượt báo động 3 là 0,15 m. Dự báo, trong ngày 11.9, nước sông Hoàng Long và sông Đáy tiếp tục lên.

Cụ thể, mực nước trên sông Hoàng Long lúc 1h ngày 11/9, tại Bến Đế (Huyện Gia Viễn) là 4,37 m, vượt báo động 3 là 0,37 m; tại Gián Khẩu (Huyện Gia Viễn) là 4 m, vượt báo động 3 là 0,3 m. Cùng thời điểm, mực nước trên sông Đáy là 3,65 m, vượt báo động 3 là 0,15 m. Dự báo, trong ngày 11.9, nước sông Hoàng Long và sông Đáy tiếp tục lên.

Vào thời điểm trưa nay (11/9), nước sông Hoàng Long dâng cao đã gây ngập khoảng 800 hộ dân sống phía ngoài đê thuộc huyện Gia Viễn, khiến hàng ngàn người dân phải sơ tán người và tài sản lên cao hoặc di chuyển đi đến nơi an toàn.

Vào thời điểm trưa nay (11/9), nước sông Hoàng Long dâng cao đã gây ngập khoảng 800 hộ dân sống phía ngoài đê thuộc huyện Gia Viễn, khiến hàng ngàn người dân phải sơ tán người và tài sản lên cao hoặc di chuyển đi đến nơi an toàn.

Cụ thể, hơn 600 hộ gia đình thôn 1, thôn 2 thôn 3 khu vực Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã bị cô lập. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Cụ thể, hơn 600 hộ gia đình thôn 1, thôn 2 thôn 3 khu vực Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã bị cô lập. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Huyện Gia Viễn đã chỉ đạo các trường ở khu vực thôn Kênh Gà cho học sinh nghỉ học, các xã trong vùng ngập lụt tăng cường tuyên truyền cho nhân dân để chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết để ứng phó.

Huyện Gia Viễn đã chỉ đạo các trường ở khu vực thôn Kênh Gà cho học sinh nghỉ học, các xã trong vùng ngập lụt tăng cường tuyên truyền cho nhân dân để chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết để ứng phó.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, huyện Gia Viễn đã và đang chỉ đạo cấp xã tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước lũ trên sông để báo cáo và đề xuất kịp thời các phương án xử lý các tình huống có thể xảy ra. Tiếp tục huy động các trạm bơm trên địa bàn để kịp thời điều tiết nước giảm bớt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất cho nhân dân.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, huyện Gia Viễn đã và đang chỉ đạo cấp xã tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước lũ trên sông để báo cáo và đề xuất kịp thời các phương án xử lý các tình huống có thể xảy ra. Tiếp tục huy động các trạm bơm trên địa bàn để kịp thời điều tiết nước giảm bớt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất cho nhân dân.

Bà Trần Thị Lan (thôn 3, Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết: "Đã từ năm 2017 đến nay, nước sông Hoàng Long mới dâng cao như vậy. Người lớn, trẻ nhỏ đều phải tìm nơi cao ráo để tránh trú. Hiện nước vẫn còn dấu hiệu tiếp tục dâng cao".

Bà Trần Thị Lan (thôn 3, Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết: "Đã từ năm 2017 đến nay, nước sông Hoàng Long mới dâng cao như vậy. Người lớn, trẻ nhỏ đều phải tìm nơi cao ráo để tránh trú. Hiện nước vẫn còn dấu hiệu tiếp tục dâng cao".

Theo bà Trần Thị Lan, do sống ở khu vực ngoài đê nên đa số các gia đình đều sắm thuyền để đi lại khi đến mùa nước dâng.

Theo bà Trần Thị Lan, do sống ở khu vực ngoài đê nên đa số các gia đình đều sắm thuyền để đi lại khi đến mùa nước dâng.

Ông Trần Duy Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn cho biết, toàn bộ làng Kênh Gà với 683 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Nhiều ngày nay hơn 200 học sinh (điểm trường tiểu học, mầm non đặt ở Kênh Gà) phải nghỉ học.

Ông Trần Duy Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn cho biết, toàn bộ làng Kênh Gà với 683 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Nhiều ngày nay hơn 200 học sinh (điểm trường tiểu học, mầm non đặt ở Kênh Gà) phải nghỉ học.

Cũng theo ông Nhất, hiện nước sông Hoàng Long tiếp tục dâng và có thể khiến nhiều nhà dân bị ngập hết tầng một.

Cũng theo ông Nhất, hiện nước sông Hoàng Long tiếp tục dâng và có thể khiến nhiều nhà dân bị ngập hết tầng một.

Công tác sơ tán dân và cứu trợ đang được huyện Gia Viễn và xã Gia Thịnh khẩn trương tiến hành đến từng người dân.

Công tác sơ tán dân và cứu trợ đang được huyện Gia Viễn và xã Gia Thịnh khẩn trương tiến hành đến từng người dân.

Phương tiện đi lại lúc này chủ yếu bằng thuyền.

Phương tiện đi lại lúc này chủ yếu bằng thuyền.

Vật nuôi được đưa lên các tàu thuyền tránh nước lũ.

Vật nuôi được đưa lên các tàu thuyền tránh nước lũ.

Nước mênh mông tại khu vực sông Hoàng Long.

Nước mênh mông tại khu vực sông Hoàng Long.

Mực nước tại khu vực đê tràn Lạc Khoái (Gia Viễn, Ninh Bình) lên trên mức bão động 3.

Mực nước tại khu vực đê tràn Lạc Khoái (Gia Viễn, Ninh Bình) lên trên mức bão động 3.

Nhiều ngôi nhà ở huyện Gia Viễn ngập sâu đến tận nóc.

Nhiều ngôi nhà ở huyện Gia Viễn ngập sâu đến tận nóc.

Một ngôi đình tại Gia Viễn chìm sâu trong nước...

Một ngôi đình tại Gia Viễn chìm sâu trong nước...

Nước ngập tới gần 2m tại đình đông làng Lạc Khoái (huyện Gia Viễn).

Nước ngập tới gần 2m tại đình đông làng Lạc Khoái (huyện Gia Viễn).

Ngập sâu tại khu vực Thôn 1, Kênh Gà (Gia Viễn, Ninh Bình)

Ngập sâu tại khu vực Thôn 1, Kênh Gà (Gia Viễn, Ninh Bình)

Sinh hoạt của người dân tại vùng nước lũ gặp muôn vàn khó khăn.

Sinh hoạt của người dân tại vùng nước lũ gặp muôn vàn khó khăn.

Một bữa cơm trưa của người dân vùng nước lũ Kênh Gà.

Một bữa cơm trưa của người dân vùng nước lũ Kênh Gà.

Tại huyện Nho Quan, ông Bùi Văn Thể - Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện cho biết, vùng ngập lụt chủ yếu nằm ngoài đê, tại các xã Đức Long, Lạc Vân, Gia Thủy, Gia Sơn, Xích Thổ... Hiện có hơn 300 hộ dân bị ngập từ 0,2 - 0,8m (Ảnh: Ngập sâu tại xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Tại huyện Nho Quan, ông Bùi Văn Thể - Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện cho biết, vùng ngập lụt chủ yếu nằm ngoài đê, tại các xã Đức Long, Lạc Vân, Gia Thủy, Gia Sơn, Xích Thổ... Hiện có hơn 300 hộ dân bị ngập từ 0,2 - 0,8m (Ảnh: Ngập sâu tại xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã có công điện gửi các sở, ban, ngành, các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc thường xuyên theo dõi diễn biến, cập nhật tình hình mưa lũ. Nghiêm cấm tàu thuyền neo đậu vào mái đê, kè mái đê, cột điện trên bãi sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê và lưới điện; tạm dừng hoạt động các bến đò ngang, bến phà trên sông cho đến khi lũ rút; nghiêm cấm xe có tải trọng lớn chạy trên đê... (Ảnh: Di chuyển người dân vùng lũ vào khu vực an toàn).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã có công điện gửi các sở, ban, ngành, các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc thường xuyên theo dõi diễn biến, cập nhật tình hình mưa lũ. Nghiêm cấm tàu thuyền neo đậu vào mái đê, kè mái đê, cột điện trên bãi sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê và lưới điện; tạm dừng hoạt động các bến đò ngang, bến phà trên sông cho đến khi lũ rút; nghiêm cấm xe có tải trọng lớn chạy trên đê... (Ảnh: Di chuyển người dân vùng lũ vào khu vực an toàn).

Văn Ngân/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/hang-nghin-ho-dan-o-ninh-binh-bi-ngap-nang-khi-nuoc-lu-dang-cao-post1120598.vov