Hàng trăm người biểu tình đổ đến trước thềm Tòa án Tối cao Mỹ

Những người ủng hộ quyền lựa chọn trong việc phá thai ngày 3/5 đã tập trung trước Tòa án Tối cao Mỹ sau khi có tin tức rò rỉ về việc luật phá thai có thể bị đảo ngược.

 Khoảng 200 người biểu tình đã tụ tập trước Tòa án Tối cao ở Washington vào cuối ngày 2/5 đầu ngày 3/5, sau khi có tin tức rò rỉ về việc Tòa án tối cao Mỹ có thể thay đổi phán quyết "Roe v Wade" năm 1973 hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc, theo Reuters.

Khoảng 200 người biểu tình đã tụ tập trước Tòa án Tối cao ở Washington vào cuối ngày 2/5 đầu ngày 3/5, sau khi có tin tức rò rỉ về việc Tòa án tối cao Mỹ có thể thay đổi phán quyết "Roe v Wade" năm 1973 hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc, theo Reuters.

 Hầu hết người có mặt biểu tình ủng hộ quyền phá thai, bên cạnh một nhóm nhỏ chống luật phá thai. Người ủng hộ quyền phá thai hét lên "Phá thai là chăm sóc sức khỏe" và "Cơ thể của tôi, tôi có quyền lựa chọn", trong khi số ít người chống phá thai hô “Roe v Wade phải bị bãi bỏ".

Hầu hết người có mặt biểu tình ủng hộ quyền phá thai, bên cạnh một nhóm nhỏ chống luật phá thai. Người ủng hộ quyền phá thai hét lên "Phá thai là chăm sóc sức khỏe" và "Cơ thể của tôi, tôi có quyền lựa chọn", trong khi số ít người chống phá thai hô “Roe v Wade phải bị bãi bỏ".

 Abby Korb (23 tuổi) cho biết cô sốc khi nghe tin tức và đã lập tức đến Tòa án Tối cao cùng một người bạn. "Tôi là phụ nữ và các quyền của tôi đang bị tước đoạt mỗi ngày", cô nói với AFP.

Abby Korb (23 tuổi) cho biết cô sốc khi nghe tin tức và đã lập tức đến Tòa án Tối cao cùng một người bạn. "Tôi là phụ nữ và các quyền của tôi đang bị tước đoạt mỗi ngày", cô nói với AFP.

 Giống như nhiều người khác trong cuộc biểu tình, Korb, người gốc Wisconsin, kêu gọi bảo vệ quyền phá thai. “Chúng ta cần tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn, vì nếu cấm phá thai, chúng ta không những không thể ngăn chặn được mà chỉ làm cho việc này trở nên nguy hiểm hơn”, cô nói với AFP.

Giống như nhiều người khác trong cuộc biểu tình, Korb, người gốc Wisconsin, kêu gọi bảo vệ quyền phá thai. “Chúng ta cần tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn, vì nếu cấm phá thai, chúng ta không những không thể ngăn chặn được mà chỉ làm cho việc này trở nên nguy hiểm hơn”, cô nói với AFP.

 Theo tài liệu bị rò rỉ do Thẩm phán Samuel Alito soạn thảo, luật cho phép hợp pháp hóa phá thai - dựa trên án lệ là "Roe v Wade", ban hành ở Mỹ năm 1973 - là "sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu".

Theo tài liệu bị rò rỉ do Thẩm phán Samuel Alito soạn thảo, luật cho phép hợp pháp hóa phá thai - dựa trên án lệ là "Roe v Wade", ban hành ở Mỹ năm 1973 - là "sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu".

 "Chúng tôi cho rằng ‘Roe v Wade’ phải được thay thế", ông Alito viết trong tài liệu có tên "Ý kiến của Tòa án". "Phá thai đặt ra một câu hỏi sâu sắc về đạo đức", theo tài liệu bị rò rỉ.

"Chúng tôi cho rằng ‘Roe v Wade’ phải được thay thế", ông Alito viết trong tài liệu có tên "Ý kiến của Tòa án". "Phá thai đặt ra một câu hỏi sâu sắc về đạo đức", theo tài liệu bị rò rỉ.

 Tòa án Tối cao và Nhà Trắng từ chối yêu cầu bình luận của Reuters. Tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ vẫn chưa được xác minh.

Tòa án Tối cao và Nhà Trắng từ chối yêu cầu bình luận của Reuters. Tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ vẫn chưa được xác minh.

 Phá thai là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất trong chính trị Mỹ và đã kéo dài gần nửa thế kỷ. Một cuộc thăm dò năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 59% người trưởng thành ở Mỹ tin rằng cần phải hợp pháp hóa việc phá thai, trong khi 39% cho rằng hành động này nên bị cấm.

Phá thai là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất trong chính trị Mỹ và đã kéo dài gần nửa thế kỷ. Một cuộc thăm dò năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 59% người trưởng thành ở Mỹ tin rằng cần phải hợp pháp hóa việc phá thai, trong khi 39% cho rằng hành động này nên bị cấm.

 Vụ rò rỉ chưa từng có đã gây ra làn sóng chấn động khắp nước Mỹ, đặc biệt là vì tòa án luôn bảo mật chặt chẽ các cuộc thảo luận nội bộ, và việc rò rỉ là cực kỳ hiếm gặp.

Vụ rò rỉ chưa từng có đã gây ra làn sóng chấn động khắp nước Mỹ, đặc biệt là vì tòa án luôn bảo mật chặt chẽ các cuộc thảo luận nội bộ, và việc rò rỉ là cực kỳ hiếm gặp.

 Vấn đề đảo ngược phán quyết năm 1973 được cho là có liên quan đến một cuộc tranh luận hồi tháng 12/2021, trong đó bang Mississippi cố khôi phục lệnh cấm phá thai đối với người đã mang thai từ 15 tuần trở lên.

Vấn đề đảo ngược phán quyết năm 1973 được cho là có liên quan đến một cuộc tranh luận hồi tháng 12/2021, trong đó bang Mississippi cố khôi phục lệnh cấm phá thai đối với người đã mang thai từ 15 tuần trở lên.

 Đa số tòa án có xu hướng ủng hộ lệnh cấm phá thai của Mississippi. Phán quyết dự kiến được chính thức ban hành vào cuối tháng 6.

Đa số tòa án có xu hướng ủng hộ lệnh cấm phá thai của Mississippi. Phán quyết dự kiến được chính thức ban hành vào cuối tháng 6.

Hồng Ngọc

Ảnh: Reuters, AFP

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hang-tram-nguoi-bieu-tinh-do-den-truoc-them-toa-an-toi-cao-my-post1313998.html