Hàng trăm người háo hức lội bùn, bắt cá tại lễ hội 'phá trằm'

Ngày 3/9, hàng trăm người dân làng Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) háo hức tập trung về trằm Trà Lộc tham gia lễ hội 'phá trằm' bắt cá.

Trằm Trà Lộc là khu rừng tự nhiên còn lại của huyện Hải Lăng, tồn tại cách đây hàng trăm năm. Ở trung tâm khu rừng là một hồ nước rộng tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp và được nhân dân thôn Trà Lộc chăm sóc bảo vệ từ đời này qua đời khác. Tại đây hiện đang tồn tại một di tích đó là Tháp Chàm Trà Lộc đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003. Ảnh: Các vị chức sắc của làng làm lễ cúng trước khi phá trằm

Trằm Trà Lộc là khu rừng tự nhiên còn lại của huyện Hải Lăng, tồn tại cách đây hàng trăm năm. Ở trung tâm khu rừng là một hồ nước rộng tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp và được nhân dân thôn Trà Lộc chăm sóc bảo vệ từ đời này qua đời khác. Tại đây hiện đang tồn tại một di tích đó là Tháp Chàm Trà Lộc đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003. Ảnh: Các vị chức sắc của làng làm lễ cúng trước khi phá trằm

Tháng 7 âm lịch hàng năm, đến với Trằm Trà Lộc, du khách được tham dự Lễ hội “phá trằm” có từ hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hàng năm.

Tháng 7 âm lịch hàng năm, đến với Trằm Trà Lộc, du khách được tham dự Lễ hội “phá trằm” có từ hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hàng năm.

Người dân ở Trà Lộc cho rằng, trằm là do trời đất ban tặng. Do vậy, sau một năm làm lụng vất vả, bà con nông dân được “phá trằm”, mang chút phước lộc của trời đất về cho mình, để được may mắn trong năm. Ảnh: Hàng trăm người hăng say bắt cá.

Người dân ở Trà Lộc cho rằng, trằm là do trời đất ban tặng. Do vậy, sau một năm làm lụng vất vả, bà con nông dân được “phá trằm”, mang chút phước lộc của trời đất về cho mình, để được may mắn trong năm. Ảnh: Hàng trăm người hăng say bắt cá.

Lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng chia sẻ, gọi là "phá trằm”, nhưng thực chất chỉ là việc xả nước bắt cá làm thực phẩm trong những ngày mùa vất vả. Qua đó, vừa cải tạo lòng hồ, vừa thay thế nguồn nước mới làm cho môi trường được đảm bảo hơn. Đồng thời, duy trì lễ hội văn hóa dân gian độc đáo của địa phương, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân trên địa bàn.Ảnh: Niềm vui của những người tham gia lễ hội khi bắt được cá lớn.

Lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng chia sẻ, gọi là "phá trằm”, nhưng thực chất chỉ là việc xả nước bắt cá làm thực phẩm trong những ngày mùa vất vả. Qua đó, vừa cải tạo lòng hồ, vừa thay thế nguồn nước mới làm cho môi trường được đảm bảo hơn. Đồng thời, duy trì lễ hội văn hóa dân gian độc đáo của địa phương, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân trên địa bàn.Ảnh: Niềm vui của những người tham gia lễ hội khi bắt được cá lớn.

Mời độc giả xem thêm video “Mãn nhãn” với các loại diều “độc, lạ” tại Lễ hội Diều Thế giới:

Hoàng Lý

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hang-tram-nguoi-hao-huc-loi-bun-bat-ca-tai-le-hoi-pha-tram-1896231.html