Sáng nay 3/11, Liên khu dân cư xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng sôi nổi tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc chào mừng 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024) và Ngày hội văn hóa quân - dân. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; Giám đốc Sở NN&PTNT Hồ Xuân Hòe; Giám đốc Sở Tư pháp Hoàng Kỳ; lãnh đạo huyện Hải Lăng và các tầng lớp nhân dân Liên khu dân cư xã Hải Hưng tham dự.
Chốc chốc dưới lòng hồ vang lên tiếng hét thích thú khi một người bắt được con cá lớn. Trên bờ, những tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng của mọi người cộng hưởng làm cho không khí ngày hội thêm sôi động. Đó là hình ảnh và âm thanh sống động của Lễ hội 'Phá Trằm' nhiều năm nay được tổ chức tại Khu Du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng. Lễ hội dân gian truyền thống này ngày càng được đông đảo du khách gần xa biết, đến tham gia và dần trở thành sản phẩm du lịch điểm nhấn của huyện Hải Lăng...
Lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc năm 2024 diễn ra vào ngày 31/8 thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài nước tham gia. So với những năm trước, lượng khách đến Hải Lăng tăng đột biến, báo hiệu một bước đột phá trong phát triển du lịch của địa phương.
Dịp lễ Quốc khánh 2/9, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước nghỉ 4 ngày (từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9), điều kiện thời tiết cũng khá thuận lợi nên lượng khách đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị rất đông, ước đạt 58.240 lượt khách (tăng 187,9% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023), chủ yếu là khách nội địa.
Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu.
Mỗi năm chỉ duy nhất một lần, hôm nay (31/8), cả làng và du khách nhảy xuống đầm lầy chụp bắt cá, tôm thòa thích.
Ngày 31/8, lãnh đạo UBND xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cho biết, sáng cùng ngày tại thôn Trà Lộc diễn ra lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc 2024.
Hàng trăm người dân và du khách tham dự lễ hội 'phá Trằm Trà Lộc' tạo nên cảnh huyên náo cả một vùng sông nước
Lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) là một nét đẹp văn hóa làng quê độc đáo, hoạt động sôi nổi, vui tươi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Từ sáng sớm nay 31/8, đã có đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa tham gia lễ hội 'phá Trằm' Trà Lộc năm 2024 do Ban điều hành Làng Văn hóa Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng tổ chức. Lễ hội cũng là hoạt động sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; chào mừng xã Hải Hưng được công nhận xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.
Du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giúp du khách hiểu hơn về ý nghĩa và tinh hoa văn hóa địa phương kết tinh trong từng sản phẩm làng nghề cũng như nâng cao thu nhập cho người dân khi bán các sản phẩm cho du khách. Tuy nhiên, du lịch làng nghề truyền thống hiện vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.
UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, lao lắp xong dầm cầu Câu Nhi mới trước 30/7 và hoàn thiện thông xe kỹ thuật chậm nhất trước 30/8.
Cầu Câu Nhi mới thay cho cầu cũ bị lún võng cả mét ở Quảng Trị dự tính sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2024, nhưng đến nay vẫn chưa thi công xong trụ cầu.
Kỳ nghỉ Lễ 30/4, 1/5 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra an toàn. Tổng thu từ du lịch trên địa bàn dịp này tăng 14,6% so với cùng kỳ.
Ngày 28/12, Ban tổ chức cuộc thi video clip 'Tôi yêu Quảng Trị' năm 2023 đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải. Vượt qua 39 tác phẩm của 27 tác giả, nhóm tác giả chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh, Câu lạc bộ Học qua chơi - LLC đã đoạt giải A và giải có lượng bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội với video clip 'Trải nghiệm làng nghề làm nón Trà Lộc'. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện với chị LÊ THỊ KIỀU NHI, chủ nhiệm câu lạc bộ.
Sáng nay 28/12, Ban tổ chức Cuộc thi video clip 'Tôi yêu Quảng Trị' năm 2023 tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Hoàng Nam tham dự.
Ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, đặc biệt góp phần quan trọng vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH,HĐH.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và nỗ lực, cố gắng của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động du lịch nông thôn ở Hải Lăng có nhiều khởi sắc, bước đầu ghi được dấu ấn gắn với kết quả trong xây dựng NTM.
Cầu Câu Nhi bị sụt lún tại vị trí trụ số 1 so với bản mặt cầu cũ gần 1m trong khi hơn nửa năm nữa mới hoàn thành cầu mới khiến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của hàng trăm hộ dân gặp khó khăn.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là động lực to lớn để thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống người dân, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể, được người dân đồng tình hưởng ứng. Hiện nay, xã Hải Hưng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao và đang hoàn thiện các thủ tục để được cấp có thẩm quyền xét công nhận.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, đến nay, trằm Trà Lộc đã trở thành một hình ảnh đẹp in sâu trong tâm thức của nhiều thế hệ người dân thôn Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) và các vùng lân cận.
Tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng trăm người dân địa phương và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tham gia lễ hội phá trằm bắt cá. Lễ hội này tồn tại từ hơn 300 năm nay, được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hằng năm.
Lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc (tại thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) năm 2023 thu hút khoảng 10.000 người dân tham gia.
Ngày 3/9, hàng trăm người dân làng Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) háo hức tập trung về trằm Trà Lộc tham gia lễ hội 'phá trằm' bắt cá.
Hôm nay 3/9, Làng Văn hóa Trà Lộc, xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng) sôi nổi tổ chức lễ hội 'Phá Trằm' Trà Lộc năm 2023. Hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa đã tham gia lễ hội truyền thống độc đáo này.
Nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua, huyện Hải Lăng quan tâm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (sau đây gọi chung là làng nghề). Qua đó, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề phát triển sản xuất, tích cực tham gia các chương trình quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền để nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Hiện nay, tại Quảng Trị, ngành chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch đã và đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm khai thác hiệu quả các giá trị từ môi trường số, nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch.
Tỉnh Quảng Trị là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng cũng như hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ. Các di sản này đã hiện hữu với nhiều cấp độ, chứa đựng nhiều giá trị, nếu biết bảo tồn và phát huy hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
'Phá trằm' là hoạt động có từ hàng trăm năm trước, được người dân làng Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội này ngày một được tổ chức quy mô, bài bản hơn, với những nét độc đáo riêng có ở vùng quê Trà Lộc.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay kéo dài 4 ngày đã thu hút một lượng khách tương đối lớn đến Quảng Trị. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp này toàn tỉnh có khoảng 16.400 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 200% so với dịp lễ 2/9 năm 2021.
Trằm Trà Lộc là vùng đầm lầy có nhiều cá, tôm. Hàng trăm năm nay, cứ đều đặn đến vụ lúa hè thu, người dân huyện Hải Lăng lại tổ chức lễ hội 'phá' trằm để bắt cá. Sự kiện này thu hút hàng trăm người dân tham gia.
Ngày 3-9, hàng trăm người dân và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị) tham gia lễ hội phá trằm bắt cá.
Quảng Trị là địa phương giàu truyền thống cách mạng, với những con người chịu thương, chịu khó, luôn có ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Từ một địa phương chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhưng với tinh thần đoàn kết cùng sự quyết tâm cao, khát vọng và trí tuệ, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã khai thác những tiềm năng và thu được nhiều kết quả tích cực trong phát triển KT-XH.
Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.
Quảng Trị ngoài sự nổi tiếng về những dấu ấn về chiến tranh thì có thể kể đến một số địa điểm du lịch đầy sự thoải mái và hoang sơ như hồ trằm Trà Lộc, thác Tà Puồng, đảo Cồn Cỏ, vườn hoa hướng dương bắt đầu phát triển và thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được tỉnh quan tâm đầu tư khai thác, tuy vậy mới đang còn ở giai đoạn phát triển ban đầu, lượng khách đến tham quan, du lịch chủ yếu là khách nội địa. Để du lịch nông thôn có bước phát triển bền vững, thời gian tới rất cần có sự đầu tư triển khai nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ.
Sau một năm kể từ ngày hai xã Hải Xuân và Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) về cùng ngôi nhà mang tên xã Hải Hưng, tình cảm của bà con trở nên thân mật, khăng khít, văn hóa, giáo dục và kinh tế phát triển vượt trội. Bộ máy hành chính ổn định và phát huy hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trống đồng Trà Lộc có niên đại văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm, hiện lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị. Song ít ai biết rằng, việc phát hiện, sưu tập thành công bảo vật quốc gia này là một câu chuyện ly kỳ của 23 năm trước.
Ngày 29/1, Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tham dự hội thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2021.
Thời gian qua, song song với việc xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, các loại hình du lịch nông thôn đã và đang phát triển nhanh, bước đầu được du khách đón nhận. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế phát triển, các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp để thu hút lượng lớn du khách.